Là một người dạy lịch sử, nghiên cứu lịch sử trên 20 năm, kiến
thức và hiểu biết lịch sử cho tôi nhận thức khách quan về lịch sử dân tộc, tiến
trình phát triển của đất nước. Gần đây, trên một số diễn đàn Internet xuất hiện
một cụm danh từ “Đảng Dân chủ Việt Nam”. Về thực chất, danh từ ấy đã tồn tại
cách đây gần 70 năm (1944). Thế nhưng, gần đây (khoảng năm 2006), cụm danh từ
“Đảng Dân chủ Việt Nam” lại được một số người nhắc đến với danh xưng hiện thực
và tuyên bố “phục hoạt” một Đảng đã đi vào lịch sử dân tộc. Đương nhiên sự
“tuyên bố phục hoạt ấy” là không có căn cứ lịch sử, pháp lý và đó là một sự giả
danh tráo trở. Vỗn dĩ lịch sử là thiêng liêng và phải được tôn trọng, dù là nhà
chính trị, trí thức hay bất kỳ một công dân nào. Nếu vì những động cơ, mục đích
cá nhân mà trí trá, lợi dụng một danh từ thuộc về lịch sử để làm thủ đoạn phục
vụ âm mưu, ý đồ hay hoạt động của cá nhân thì thật đê hèn và phải bị lên án
mạnh mẽ, xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Năm 2006, Hoàng Minh Chính (nguyên là một đảng viên bị khai trừ
Đảng của Đảng Dân chủ Việt Nam) ngang nhiên bất chấp sự thật, lịch sử, pháp
luật để vô căn cứ tuyên bố phục hoạt “Đảng Dân chủ Việt Nam” là điều hoàn toàn
sai lầm. Tiếp theo đó, một số kẻ cơ hội gốc Việt bên nước ngoài huề theo, hết
“tuyên bố” này đến “tuyên ngôn” khác cũng bằng những văn từ mĩ miều để cho ra
đời một “Đảng Dân chủ Việt Nam” hay có tên gọi khác là “Đảng Dân chủ Thế kỷ 21”
hòng che mắt những người dân Việt Nam nhằm thực hiện những ý đồ đen tối, đi
ngược lại lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Nhân danh lịch sử phải khẳng định một sự thật rằng: Đảng Dân chủ
Việt Nam (được ra đời năm 1944 và tuyên bố giải thể năm 1988) khác hoàn toàn
với cái gọi là “Đảng Dân chủ Việt Nam” hay “Đảng Dân chủ Thế kỷ 21” được một số
kẻ mạo danh tuyên bố “phục hoạt” năm 2006.
Tìm hiểu một cách căn cơ, tường tận vấn đề sẽ giúp những người
quan tâm đến chính trị, trân trọng lịch sử dân tộc hiểu đúng, hiểu đầy đủ và
bày tỏ thái tộ bài trừ những kẻ mạo danh, đánh cắp và trà đạp lịch sử, sự thật.
Đảng Dân chủ Việt
Nam (1944-1988) là "chính đảng của tư sản dân tộc và tiểu tư sản, trí thức
yêu nước và tiến bộ Việt Nam", thành lập 30/6/1944, tên ban đầu là Việt
Nam Dân chủ Đảng. Tiền thân của nó là Tổng hội sinh viên Đại học Tổng hợp Hà
nội năm 1940, sau các nhóm sinh viên yêu nước hợp nhất thành lập đảng. Đảng
tham gia Việt Minh, Dương Đức Hiền tham gia Tổng bộ Việt Minh, sau đó lại tách
ra,... và tham gia Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Trong Quốc hội khóa I năm
1946 đảng giành 46 ghế, do Đỗ Đức Dục và Tôn Quang Phiệt lãnh đạo. Đảng có 2
ghế trong Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận) và 4
ghế trong chính phủ lâm thời đến tháng 3/1946 (Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Vũ
Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe). Ở Nam bộ ban đầu các đảng viên hoạt động như là nhóm
Tân Dân chủ (Huỳnh Văn Tiểng lãnh đạo, năm 1945). Sau khi kháng chiến toàn quốc
bùng nổ tháng 12 năm 1946, đảng lại gia nhập Việt Minh.
Từ năm 1954 đến 1975 đảng hoạt động tại miền Bắc Việt Nam (Đảng bộ
tại miền Nam về hình thức tách ra năm 1961 vẫn lấy ngày thành lập năm 1944,
thành lập Đảng Dân chủ tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam tới 1975),
và từ 1975 đến 1988 trên toàn Việt Nam. Đến năm 1988, với lý do đã kết thúc sứ
mạng lịch sử, Đại hội đại biểu Đảng Dân chủ họp từ ngày 18 đến ngày 20.10.1988
đã ra tuyên bố giải thể Đảng. Như vậy, Đảng Dân chủ Việt Nam tồn tại trong
khoảng thời gian 44 năm (từ 1944 đến 1988) đã có những đóng góp chung vào sự
nghiệp giải phóng dân tôc dưới lá cờ đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt
Minh.
“Đảng dân chủ thế kỷ 21”, danh xưng khác “Đảng Dân chủ Việt Nam”
được “tuyên bố phục hoạt” một cách trái pháp luật và lịch sử năm 2006 do Hoàng
Minh Chính, Nguyễn Sỹ Bình cầm đầu: là một nhóm người theo chân ngoại bang hoạt
động bất hợp pháp, đi ngược lại lợi ích dân tộc, chống phá Nhà nước và nhân dân
Việt Nam. Sự giả danh lấy tên gọi của một Đảng đã tồn tại trong lịch sử làm tên
của mình để hòng che mắt mọi người, tiến hành các hoạt động xấu là một sự đánh
lận con đen, giả dối không thể chấp nhận.
Theo hồ sơ của Đảng Dân chủ Việt Nam thì Tổng thư ký Hoàng Minh
Chính bị khai trừ khỏi Đảng Dân Chủ Việt Nam từ thập niên 60 thế kỷ trước và từ
năm 1958 đến lúc giải thể năm 1988, người lãnh đạo chính đảng này là Tổng thư
ký Nghiêm Xuân Yêm.
Do bị khai trừ khỏi Đảng Dân chủ, Hoàng Minh Chính không có tư
cách sử dụng vị trí “nguyên Tổng thư ký” để ra bất cứ văn bản nào nhân danh tổ
chức này, ngay cả tư cách đảng viên để tham dự đại hội và góp ý về văn bản,
nghị quyết của đảng này cũng không có. Vậy thì cái tuyên bố “Phục hoạt” Đảng
Dân chủ của Hoàng Minh Chính có được công nhận hay không? Nếu còn có tâm huyết
“phục hồi Đảng Dân chủ vì sự nghiệp dân tộc”, sao Hoàng Minh Chính không gửi ý
kiến phục hồi tổ chức này ngay từ năm 1988 mà phải đợi chờ đến 18 năm sau mới
“phục hoạt”? Câu trả lời quá đơn giản, ngay năm 1988, yêu cầu của ông ta đi
ngược với nghị quyết của Đại hội Đảng Dân chủ và bản thân ông sẽ vấp phải sự
phản đối của các đảng viên đang còn sinh hoạt tới thời điểm đó, những người
chưa bị Đảng Dân chủ khai trừ.
Ngay lúc ông Hoàng Minh Chính tuyên bố “phục hoạt” Đảng Dân chủ và
tự phong mình làm “Tổng thư ký”, cố nhà văn hóa Huỳnh Văn Tiểng – nguyên Ủy
viên Thường vụ Đảng Dân chủ có ý kiến: “Tôi ngạc nhiên khi nghe tin ông Hoàng
Minh Chính ra tuyên bố cái gọi là khôi phục “Đảng Dân chủ”. Bản thân ông Chính
đã bị khai trừ khỏi Đảng Dân chủ từ lâu; khi không được sự đồng tình của số
đông cựu đảng viên, ông không có quyền và không đủ tư cách đứng ra khôi phục
Đảng. Bản thân tôi từng là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam, nguyên Ủy viên
Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam từ năm 1944 đến năm 1988. Tôi có biết ông Hoàng
Minh Chính và nghe nhiều anh em trong Đảng Dân chủ nói về ông ấy. Năm 1946, khi
tôi ra Hà Nội, ông Chính với vai trò là Thư ký thường trực của Đảng Dân chủ, đã
thay mặt Đảng tiếp tôi. Nhìn chung ông Chính là người lanh lợi, nhanh nhẹn. Tuy
nhiên, thời gian về sau ông Chính đã gây mâu thuẫn trong Đảng Dân chủ và bị coi
là chống Đảng. Khi đó, Đảng Dân chủ có xu hướng ủng hộ đường lối của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: kháng chiến, kiến quốc và bảo vệ quyền lợi của số đông, trong khi
ông Chính chỉ bảo vệ quyền lợi của một ít nhà tư sản, đưa ra quan điểm chỉ
những người giàu mới được phép đến Hà Nội học. Ông Chính đã không nhận được sự
đồng tình của đa số thành viên Đảng Dân chủ (một số người nói với tôi:
"Nghe ông ấy là hỏng đấy!"). Vì vậy, ông Chính bị khai trừ khỏi Đảng
Dân chủ”.
Vậy, sự thật lịch
sử về Đảng Dân chủ đã rõ…
Trần Đình Hỡi
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét