Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 03/07/2014 đăng tải bài viết có tiêu đề “Biển Đông phát sinh xung đột vũ trang, Trung Quốc sẽ là nước thiệt hại kinh tế nặng nề nhất” cho biết, do mâu thuẫn phát sinh ngoài khơi Biển Đông, Trung Quốc và các nước ven bờ đã xảy ra va chạm, tàu Trung Quốc không ngừng tiến hành đâm va và phun vòi rồng áp suất cao vào tàu Việt Nam, nếu sự việc không chấm dứt nhiều khả năng sẽ phát sinh xung đột vũ trang quy mô nhỏ.


Theo đó, Tập đoàn tài chính nghiên cứu chính sách hải dương Nhật Bản mới đây căn cứ theo giả thiết về một tình huống nguy hiểm như vậy, sau khi các chuyên gia tiến hành thảo luận về vấn đề phòng thủ chuỗi đảo thứ nhất, đưa ra báo cáo về “thiệt hại kinh tế bị ảnh hưởng trước mối đe dọa ngoài khơi Biển Đông”. Báo cáo này cho biết, một khi nền kinh tế thế giới trở nên hỗn loạn thì Trung Quốc sẽ là nước chịu thiệt hại nhiều nhất.
Báo cáo cho biết, nếu Biển Đông phát sinh xung đột, nhóm tàu sân bay của Mỹ sẽ được triển khai gần “chuỗi đảo thứ nhất” tại quần đảo phía tây nam Nhật Bản và quần đảo Philippines.
Trung Quốc sẽ thiết lập “khu vực biển từ chối” trong chuỗi đảo, hạn chế việc vận chuyển của tàu các nước đi qua khu vực này. Đồng thời, tàu và máy bay quân sự Trung Quốc sẽ tiến vào Biển Đông, lập một khu vực biển “chống tiếp cận” nằm giữa chỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai – khu vực này sẽ trở thành chiến trường chủ yếu khi phát sinh xung đột giữa Mỹ – Trung Quốc.
Khi đó tàu chở dầu của Nhật Bản từ Vịnh Ba Tư về sẽ buộc qua phải vượt qua Tây Thái Bình Dương, mà tàu chở dầu của Trung Quốc lại đi qua Biển Đông dưới sự hộ tống của tàu chiến Trung Quốc.
Hai chuỗi đảo chiến lược của Mỹ trong việc kiềm chế Trung Quốc trở thành cường quốc hàng hải
Trong bối cảnh như vậy, Mỹ sẽ triển khai chiến lược “kiểm soát ngoài khơi”.
Ở ngoài chuỗi đảo thứ nhất, khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc giảm rõ rệt. Mỹ có thể tuyên bố một khu vực nào đó là vùng cấm hàng hải, tàu thuyền của khu vực này sẽ bị bắt giữ hoặc bắn chìm. Sau đó tàu ngầm tấn công và không quân của các đồng minh sẽ cảnh báo ngăn chặn tàu chở dầu và tàu chở hàng hóa cỡ lớn của Trung Quốc không được phép đi qua.
Do tất cả các bến cảng của Trung Quốc đều được đặt tại Hoa Đông và Biển Đông, do đó không thể sắp xếp được đường lưu thông, đồng thời rơi vào tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng.
Đồng thời, quân đội Mỹ sẽ phong tỏa eo biển Malacca, ngăn chặn tuyến đường vận tải hàng hải của Trung Quốc. Như vậy, tàu Trung Quốc muốn vượt qua eo biển Panama và Magellan dưới sự kiểm soát của Mỹ sẽ rất khó mà tiến vào Thái Bình Dương.
Chiến lược “kiểm soát ngoài khơi” của Mỹ là tránh phát sinh tấn công vũ trang vào Trung Quốc đại lục, có thể giảm khả năng để leo thang xung đột thành chiến tranh hạt nhân, đồng thời làm cho xung đột chấm dứt dễ dàng hơn.
Washington muốn thông qua chiến lược này hóa giải xung đột trong một cuộc chiến không tiêu hao sức mạnh chiến đấu, và sau cùng là chấm dứt chiến tranh. Cũng có thể nói rằng, Mỹ hoàn toàn không tấn công Trung Quốc, mà là sử dụng ưu thế địa lý ngăn chặn thương mại xuất nhập khẩu, làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế.
Để đối phó, Bắc Kinh một mặt xây dựng các cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí trên đất liền, mặt khác trong tình huống không thể huy động lực lượng hải quân sẽ thay thế bằng lực lượng cảnh sát biển.
Nhưng có vẻ Trung Quốc đang quá tập trung với đối thủ “số 1″ mà quên mất họ còn phải đối mặt với các đội quân nhỏ nhưng kiên định của các quốc gia đang bị xâm phạm chủ quyền biển như Việt Nam, Philippines, Malaysia…
Dân gian Việt Nam có câu “hai chọi một không chột cũng què”, nếu chỉ đối phó riêng với từng quốc gia thậm chí với cường quốc Mỹ thì Trung Quốc có thể có ưu thế “gần nhà” nhưng trước tình hình Trung Quốc đang gây hấn với quá nhiều quốc gia hiện nay thì có lẽ một kết quả không mấy tốt đẹp đang chờ đợi họ phía trước.
(Theo http://nguyentandung.org/)

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

LƯU TRỮ

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem