Nhiều học giả quốc tế tiếp tục lên tiếng chứng minh luận điệu chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là thiếu thuyết phục.
Không có bằng chứng thuyết phục
Theo đó chuyên gia Bill Hayton từng kêu gọi giới học giả đưa ra những bằng xác thực yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, ông đã nhận được ý kiến từ Tiến sĩ Li Dexia và Tan Keng song bằng chứng mà ông nhận được xem là không thuyết phục.
Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu này vẫn không thể chứng minh Trung Quốc khẳng định chủ quyền với bất kỳ hòn đảo cụ thể nào trên Biển Đông trước năm 1909. Ngoài ra, những lập luận của hai học giả Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng xác minh. Thậm chí, một số lời xác nhận còn không đúng sự thật.
"Vậy giới quan chức cận đại của Trung Quốc đã dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra tuyên bố chủ quyền với các khu vực trên Biển Đông? Không có bằng chứng nào cho thấy nhà thám hiểm Trịnh Hoà hay các đô đốc dưới thời nhà Minh đưa ra những yêu sách trên. Điều này tương tự với đội quân viễn chinh Mông Cổ cách đó 100 năm", bài viết của Bill Hayton nêu rõ.
Trên tờ The Nation (Thái Lan), tác giả Hayton cũng khẳng định điều chắc chắn là nhiều văn bản cổ của Trung Quốc có đề cập tới cụm từ “quần đảo” nhưng nó lại không chỉ đích danh vùng đất nào cụ thể cũng như không thể là bằng chứng để chứng minh Trung Quốc đã phát hiện và tuyên bố chủ quyền.
Tác giả Hayton đặc biệt quan tâm tới những “cột mốc đá” trên quần đảo Trường Sa được các quan chức Trung Quốc và hải quân Trung Quốc tới đảo Duy Mộng dựng lên vào các năm 1902 và 1907. Ông Hayton đã tìm hiểu về các sự kiện này và khẳng định không có một bằng chứng nào chứng thực hai sự kiện này đã diễn ra. Vậy Tiến sĩ Li và Tan đã dựa vào căn cứ nào để đưa ra những lời khẳng định trên?
Khi nghiên cứu sâu hơn tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, ông Hayton càng nhận thấy rằng những lập luận của Bắc Kinh đều dựa trên những lời khẳng định không có căn cứ và được lặp đi lặp lại hàng thập kỷ qua để thuyết phục dân chúng Trung Quốc mà không có bất cứ bằng chứng chính xác nào.
Ông Hayton cho biết ông sẵn sàng chấp nhận rằng người châu Âu đã đặt tên khu vực địa lý theo cách gọi của địa phương nhưng trong trường hợp này, tác giả cho rằng điều ngược lại đã xảy ra (tức Trung Quốc đặt tên các đảo, quần đảo theo cách gọi từ tiếng Anh). Ông Hayton cũng thách thức các học giả Trung Quốc khi tuyên bố rằng sẽ "chấp nhận rằng nhận định của mình là sai" miễn sao hai học giả Trung Quốc đưa ra được bằng chứng xác minh.
Dù không có bằng chứng thuyết phục nhưng thời gian qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông
Dù không có bằng chứng thuyết phục nhưng thời gian qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông
Học giả Trung Quốc cũng phản đối
Trước đó, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc cũng thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Học giả Lê Oa Đằng viết: Trung Quốc có thực sự có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với Nam Hải hay không? Hãy để sự thật lên tiếng. Trung Quốc thực tế đã “phát hiện” Nam Hải từ triều Hán; nhưng Nam Hải không phải do người Trung Quốc phát hiện sớm nhất, mãi đến đời Tần Trung Quốc mới đến Nam Hải; còn trước đó từ rất lâu, tộc người Bách Việt sinh sống ở vùng Quảng Đông và bán đảo Đông Dương đã sinh sống ven Nam Hải.
Nếu nói ai “phát hiện” ra Nam Hải thì người Việt Nam có tư cách hơn chúng ta, vì họ là hậu duệ trực hệ của người Bách Việt, và cũng là quốc gia duy nhất được xây dựng bởi chủ thể là các hậu duệ của tộc người Bách Việt.
Học giả Lê Oa Đằng khẳng định: Các sách, sử liệu của Trung Quốc từ đời Tống trở về trước đều “rất khó xác định người Trung Quốc đã biết đến Tây Sa (Hoàng Sa) hay chưa, chứ đừng nói tới Nam Sa (Trường Sa). Ví dụ sách “Dị vật chí” đời Đông Hán mà Trung Quốc hay nhắc tới niên đại có ý kiến cho rằng thực ra nó được viết vào đời nhà Ngô sau này, viết: “Trướng Hải Kỳ Đầu, nước nông có nhiều đá có từ tính, từ thạch”.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng: Trướng Hải chính là Nam Hải, Kỳ Đầu chính là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phán đoán đó đã phạm sai lầm tối thiểu về mặt lô-gic “lấy cá thể thay cho tổng thể”. Mấy chữ đó không thể chứng minh được những địa danh đó ở nơi nào, cũng chẳng có bài viết nào của Trung Quốc chỉ ra rằng chúng ở đâu.
Sự thật là, những ghi chép đầu tiên giúp xác định Tây Sa (Hoàng Sa) lại do người Chiêm Thành cung cấp. Theo ghi chép trong sách “Tống hội yếu”, năm 1018, sứ giả Champa đi sứ Trung Quốc có nói (dịch nghĩa): “Chúng tôi đến Quảng Châu, thuyền bị gió thổi trôi đến Thạch Đường, đi mãi mới đến được đây. Thạch Đường trên biển cách Nhai Châu 700 dặm, chìm dưới nước 8-9 thước”.
Qua miêu tả cho thấy, Thạch Đường chính là quần đảo Hoàng Sa. Do đoạn văn tự này do người Trung Quốc ghi lại, nên các chuyên gia Trung Quốc liền cho rằng đó là một chứng cứ lịch sử cho thấy Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng họ cố tình không chịu hiểu là: phía Trung Quốc chỉ là người ghi chép lại, còn người Chiêm Thành mới là bên cung cấp thông tin, sự việc được ghi lại chính là: người Chiêm Thành đã đến quần đảo Hoàng Sa.
"Chính vì vậy, nếu lấy ghi chép trong sử liệu làm chuẩn, người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa sớm nhất, Vương quốc Champa là một bộ phận của Việt Nam ngày nay. Xét về quan hệ kế thừa chủ quyền, chính người Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa đầu tiên", tác giả Oa Đằng viết.
(Theo http://baodatviet.vn/)

Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu về dầu mỏ ở Iraq và thủ lĩnh nhóm “Nhà nước Hồi giáo”, gọi tắt là IS, đã khẳng định chúng đã tuyển được các tay súng tới từ Trung Quốc. Nhưng vì sao Trung Quốc vẫn đứng ngoài cuộc chiến chống IS do Mỹ đứng đầu?


Gần đây liên tục xảy ra các cuộc tấn công do người Duy Ngô Nhĩ thực hiện ở Trung Quốc.
Gần đây liên tục xảy ra các cuộc tấn công do người Duy Ngô Nhĩ thực hiện ở Trung Quốc.


Giới phân tích nhận định có rất nhiều lý do đáng để Trung Quốc phải vào cuộc, thay vì vẫn thờ ơ với các cuộc thảo luận chống IS như hiện nay. Nền kinh tế của “người khổng lồ” châu Á phụ thuộc một nửa vào lượng dầu xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đầu tư nhiều vào dầu mỏ ở khu vực, thậm chí hơn cả Mỹ và là nhà đầu tư lớn nhất trong ngành dầu lửa ở Iraq.
Hơn nữa, giới chức Trung Quốc đã tăng cường cuộc chiến chống những phần tử ly khai Hồi giáo ngày một lớn mạnh ở tỉnh Tân Cương, miền tây nước này. Ngoài ra, các thủ lĩnh IS còn khoe khoang đã tuyển được các tay súng tới từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, cho tới nay đóng góp của Trung Quốc trong cuộc chiến quốc tế chống IS chỉ là lời đề nghị mơ hồ về “chia sẻ thông tin tình báo và huấn luyện nhân sự” do Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra.
Giới phân tích cho rằng sở dĩ các nhà chức trách Trung Quốc vẫn lường lự, không tham gia tích cực hơn trong cuộc chiến chống IS, là bởi có rất nhiều lý do, từ không tin tưởng ý định thực sự của Mỹ, tới việc lo sợ sa lầy quá sâu vào mớ hỗn độn ở Trung Đông.
Họ cũng bực dọc khi chính phủ phương Tây nghi ngờ về phản ứng cứng rắn của Bắc Kinh đối với xung đột sắc tộc giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán ở Tân Cương. Bắc Kinh cũng quả quyết rằng chỉ có Liên hợp quốc mới có quyền cho phép tiến hành hành động quân sự ở trong một lãnh thổ nhà nước có chủ quyền.
Cũng lần đầu tiên trong tuần này, báo chí nhà nước Trung Quốc liên hệ phiến quân ở Tân Cương với IS. Tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn một nhân viên chống khủng bố không được nêu tên cho rằng, phiến quân Duy Ngô Nhĩ “muốn mở rộng liên hệ với các nhóm khủng bố quốc tế thông qua chiến trường thực sự, nhằm giành sự ủng hộ cho các hoạt động khủng bố ở Trung Quốc”.
Hồi tháng 7, một kẻ tự xưng là Vua “Nhà nước Hồi giáo”, Abu Bakr al-Baghdadi, khoe khoang rằng công dân Trung Quốc đã đầu quân cho nhóm này và cáo buộc chính phủ Trung Quốc “tra tấn dã man và loại bỏ người Hồi giáo”, ở “Đông Turkestan” – tên gọi mà các nhóm đòi ly khai đặt cho Tân Cương.
Bất đồng về quy kết nhóm khủng bố
Hơn 300 người đã thiệt mạng trong các vụ tấn công ở Tân Cương trong vòng 18 tháng qua và những kẻ khủng bố Duy Ngô Nhĩ đã sát hại 31 người trong vụ tấn công bằng dao hồi tháng 3 năm ngoái ở nhà ga Côn Minh, đông nam Trung Quốc.
Bắc Kinh đã chỉ đích danh thủ phạm là Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) và Quốc hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới. Giới chức Trung Quốc đã bày tỏ giận dữ khi các chính phủ phương Tây lại không chia sẻ phân tích của họ.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ETIM ra khỏi danh sách các nhóm khủng bố quốc tế do còn nghi ngờ về bản chất và vai trò thực sự của nhóm này. Bên ngoài Trung Quốc, Quốc hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới cũng được xem là nhóm nhân quyền thiểu số hòa bình, thúc đẩy cho độc lập của người Duy Ngô Nhĩ.
Bắc Kinh không đồng tình với điều này. “Cuộc chiến chống khủng bố không được có tiêu chuẩn kép”, Li Shaoxian, phó giám đốc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc, cơ quan phân tích của lực lượng an ninh cho hay. “Nó phải tôn trọng quyền và mong ước của tất cả các nước liên quan”.
Theo nhà bình luận chính trị độc lập Zhao Chu, cùng lúc chính phủ Trung Quốc cũng không khỏi nghi ngờ ý định của Mỹ và nghi ngờ Washington và đồng minh vẫn đang tìm cách kiềm tỏa Trung Quốc.
Việc Trung Quốc vẫn còn cự nự gia nhập liên minh do Mỹ đứng đầu là “biểu tượng rất rõ ràng cho thấy nghi ngờ của Trung Quốc về mục đích của Mỹ”, ông Zhao nói.
Trong chia sẻ trên blog gần đây, ông Zhao cho rằng Bắc Kinh nên đóng vai trò tích cực hơn để cho thấy “quan tâm của mình đối với trật tự và công bằng thế giới và trao cho lực lượng vũ trang của Trung Quốc cơ hội chiến đấu cùng quân Mỹ và học hỏi từ họ.
Khả năng giới hạn
Giới chức Trung Quốc cũng luôn nói rằng nước này khó có thể giúp được nhiều trong cuộc chiến chống IS bởi “khả năng quốc tế của chúng tôi có giới hạn” - theo như lời ông đại sứ Trung Quốc tại Iran Hua Liming.
Hôm thứ tư vừa qua, Trung Quốc đã bỏ phiếu cùng với các thành viên khác của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, về một nghị quyết, yêu cầu chính phủ các nước “ngăn chặn việc tuyển quân, thành lập, vận chuyển, hỗ trợ trang thiết bị” và hỗ trợ tài chính cho “các tay súng khủng bố nước ngoài”.
Nhưng chiến đấu cơ Trung Quốc không thể xuất kích do nước này không có căn cứ không quân nào gần khu vực và cũng không có tàu sân bay nào đang thực sự hoạt động. Ý tưởng đưa quân tới hỗ trợ quân đội Iraq cũng là điều không thể nghĩ tới.
Viễn cảnh đó “ở xa tưởng tượng”, ông Hua cho biết, bởi Trung Quốc chưa bao giờ đưa quân tới khu vực và bởi ngay cả chính phủ Mỹ cũng loại trừ khả năng đưa bộ binh vào Iraq hay Syria.
Không giống như Nga, chỉ trích các cuộc không kích vào Syria, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tuần này chỉ nhấn mạnh hi vọng hoạt động quân sự không gây thương vong cho thường dân và cho rằng chúng “phải tuân thủ theo mục đích và quy định của Hiến chương Liên hợp quốc”.
“Trung Quốc luôn ủng hộ các nỗ lực chống khủng bố của cộng đồng quốc tế”, người phát ngôn Hoa Xuân Oánh cho hay. “Trung Quốc trước sau như một phản đối tất cả các loại hình khủng bố”.
Song cho tới thời điểm này, tất cả những gì thế giới có thể trông chờ từ Bắc Kinh là những lời nói hoa mỹ.
(Theo http://dantri.com.vn/)

Chiều 27/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nêu bật lo ngại của Việt Nam trước các thách thức toàn cầu, đồng thời khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cùng quốc tế giải quyết những thách thức này.

Thông điệp của Việt Nam từ Đại hội đồng LHQ
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 69. Ảnh: Lê Dương - Phóng viên TTXVN tại LHQ.
Từ ngày 24 đến 30/9/2014, tại New York, Hoa Kỳ đã diễn ra Phiên thảo luận cấp cao Khóa 69 Đại hội đồng LHQ với sự tham dự của 144 Nguyên thủ/Thủ tướng và nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Chiều 27/9, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu, chia sẻ những quan tâm về các vấn đề quốc tế nổi cộm hiện nay, nêu bật thông điệp và đóng góp của Việt Nam đối với giải quyết các vấn đề toàn cầu mà cộng đồng quốc tế đang quan tâm.
Về tình hình thế giới hiện nay, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng chia sẻ đánh giá chung là tuy có những diễn biến tích cực như kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc, xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế được tăng cường, việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đạt nhiều tiến bộ, nhưng tình hình thế giới nhìn chung phức tạp hơn so với trước. Hòa bình và an ninh quốc tế vẫn đang đứng trước những thách thức rất lớn từ mặt trái của sự cạnh tranh, can dự. Đó là những nguy cơ tiềm ẩn về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, xung đột tại Trung Đông, châu Phi… đe dọa hòa bình và an ninh khu vực và quốc tế. Các thách thức toàn cầu, đặc biệt là khủng bố quốc tế, nguy cơ phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt, an ninh, an toàn hạt nhân, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước… tiếp tục là các vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh chiến tranh, xung đột đều xuất phát từ học thuyết đã lỗi thời về chính trị cường quyền, từ tham vọng thống trị và áp đặt và từ việc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm các tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Phó Thủ tướng kêu gọi LHQ và các nước thành viên cần nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong việc tăng cường hòa bình, an ninh quốc tế, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột tiềm tàng và tìm giải pháp chấm dứt các cuộc xung đột hiện nay; đồng thời nêu rõ: “Tôn trọng luật pháp quốc tế là nền tảng bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững”. Phó Thủ tướng nhấn mạnh các quốc gia thành viên, không phân biệt lớn - nhỏ, giàu - nghèo đều phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ. Đồng thời, cần từ bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế và thúc đẩy giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Để tăng cường vai trò của LHQ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh LHQ cần đẩy nhanh tiến trình cải tổ và tiến trình này cần được tiến hành một cách toàn diện, cân bằng, minh bạch, bình đẳng và đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên LHQ. Hội đồng Bảo an cần sớm được cải tổ đồng thời trên cả hai phương diện là mở rộng thành viên và đổi mới phương pháp làm việc nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu về hòa bình, an ninh quốc tế. Bên cạnh đó,Liên hợp quốc cũng cần tăng cường các chính sách, nguồn lực nhằm hỗ trợ giải quyết tình trạng bất công, bất bình đẳng xã hội, hỗ trợ mạnh mẽ hơn các chương trình tiểu vùng, khu vực về kết nối, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy kinh tế xanh, để tạo cơ sở lâu dài, bền vững cho hòa bình, an ninh và phát triển.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng vai trò, tiếng nói của các thể chế, diễn đàn đa phương, trong đó có Liên hợp quốc, đối với các vấn đề an ninh, phát triển của khu vực và thế giới. Nhằm chia sẻ nỗ lực quốc tế này, Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Chương trình nghị sự về phát triển sau năm 2015; phát huy vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016; và lần đầu tiên đã cử lực lượng tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Xu-đăng. Việt Nam hiện đang ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021
Về kinh tế thế giới, Phó Thủ tướng nêu rõ Việt Nam ủng hộ tăng cường hệ thống thương mại đa phương, tạo động lực mới cho kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng và phát triển ổn định. Đồng thời, Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực chung thúc đẩy liên kết kinh tế, cải cách quản trị kinh tế - thương mại toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ, minh bạch và hiệu quả.
Về tình hình khu vực, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng khẳng định Việt Namkiên trì lập trường nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết bất đồng, tranh chấp trong quan hệ quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
(Theo http://dantri.com.vn)

Cuộc tập trận gần đây của Mỹ ở tây Thái Bình Dương được cho là nhằm chiến đấu với kẻ thù giống như Trung Quốc, trong trường hợp Mỹ bị ngăn chặn tiếp cận các vùng biển và không phận quốc tế.


Cuộc tập trận Chiếc khiên quả cảm mới đây ở tây Thái Bình Dương của Mỹ.
Cuộc tập trận "Chiếc khiên quả cảm" mới đây ở tây Thái Bình Dương của Mỹ.


Thông tin được tờ Stars & Stripes đăng tải, theo một báo cáo chi tiết về định nghĩa Không-Hải chiến của Lầu Năm Góc.
Cuộc tập trận “Chiếc khiên quả cảm” trên tây Thái Bình Dương vào tuần trước của quân đội Mỹ, với sự tham gia của 18.000 binh sỹ, có mục đích là thử nghiệm khái niệm trên, với một loạt chiến thuật làm mù liên lạc của kẻ thù trong không gian và phá hủy vũ khí trên mặt đất hoặc trên biển.
Báo cáo cũng cho biết Trung Quốc là nước duy nhất ở Thái Bình Dương có khả năng ngăn chặn tiếp cận khu vực và đó là mục tiêu mà những binh sỹ Mỹ tham gia cuộc diễn tập phải chiến đấu.
Giới phân tích an ninh cho rằng khái niệm “Không hải chiến” nhằm tập trung vào đánh bại Trung Quốc nếu có chiến tranh xảy ra.
“Chắc chắn Không-Hải chiến là về Trung Quốc”, Aaron Friedberg, giáo sư đại học Princeton nhận đinh.
Washington đã bày tỏ lo ngại về động thái của Bắc Kinh sau khi Lầu Năm Góc báo cáo cho lên Quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc đang phát triển vũ khí ngăn chặn Mỹ đưa tàu vào vùng biển quốc tế ở Biển Đông và Hoa Đông.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang sau khi Bắc Kinh công bố vùng phòng không trên Hoa Đông.
Cuộc tập trận 2 năm diễn ra một lần của Mỹ, bắt đầu từ 15/9-23/9, có sự tham gia của lực lượng bộ binh, hải quân, không quân và lính thủy đánh bộ.
(Theo http://dantri.com.vn/)
Vào giờ cao điểm, nhóm ăn mày vạ vật giữa đường, quỳ lạy để xin tiền, rồi dùng chính số tiền đó để ăn uống, mua sắm ở các quán ăn, cửa hàng sang trọng.
Địa điểm kiếm ăn đầu tiên của nhóm ăn mày trong ngày là ngã tư giao giữa phố Huayuan và phố Weiwu, thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hồ Nam, đúng giờ cao điểm buổi sáng. Trong ảnh, người đàn ông cao tuổi giả vờ nằm giữa đường với một tấm chăn phủ bên trên trong khi người phụ nữ trung niên ngồi cạnh liên tục quỳ lạy xin tiền. 
 
Khoảng nửa tiếng sau, một người đàn ông trung niên, cũng là thành viên của nhóm này, đến thu số tiền xin được đựng trong chiếc xô đỏ. Ông ta nhìn vào xô, đếm tiền, rồi nhét vào túi. Theo QQ, ông này là Zhang, ông già nằm dưới đất là Ye, còn người phụ nữ là em họ của Zhang. Nhóm ăn mày đến từ tỉnh An Huy và hành nghề ở Hồ Nam 3 năm nay. 
 
Khoảng 11 giờ 30 phút, cả nhóm mang theo đồ dùng, vật dụng hành nghề và bắt xe buýt đến địa điểm khác. 
 
20 phút sau, họ đến gần khu mua sắm Danny's trong thành phố. Lúc này là giờ nghỉ trưa, có khá nhiều người đi bộ ngang qua.
 
Ba người vừa ăn kem vừa đếm tiền. Zhang là người chịu trách nhiệm cất giữ số tiền thu được.
 
Ăn xong, cả nhóm vứt rác ra vỉa hè, mặc cho người công nhân dọn vệ sinh đường phố phải đi thu dọn. 
 
Zhang mua bia đổ đầy chai nước và gọi đó là "thuốc" để tiện cho việc ăn xin. 
 
Giờ ăn trưa, cả nhóm vào nhà hàng ăn gà rán và uống bia. 
 
Ăn xong, họ lại ra đường, nằm vạ vật, xin tiền người qua lại. 
 
Nửa tiếng sau, cả ba kéo nhau tới một bãi đỗ xe. 
 
Họ thay phiên nhau quỳ lạy và nằm xuống đường giả ốm đau, bệnh tật.
 
Một ngày làm việc của nhóm ăn mày chuyên nghiệp kết thúc lúc 10 giờ tối, khi họ đến ăn ở một nhà hàng. 
 
Zhang trả tiền cho bữa ăn.
 
Người này còn ghé qua một cửa hàng bán đồ hiệu Cartier để ngắm nghía. 

(Theo http://vnexpress.net/)

Các dữ liệu lịch sử cho thấy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (TQ) trên biển Đông là không có cơ sở.

LTS: Cuối tuần qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đã lên tiếng phản đối hành vi TQ khai trương tuyến du lịch biển đến quần đảo Hoàng Sa, bởi đây là nơi VN có “chủ quyền không thể tranh cãi”.
Tờ National Interest mới đây đăng tải một bài viết phân tích những điểm bất hợp lý trong đòi hỏi chủ quyền của TQ trên biển Đông, từ góc dữ liệu lịch sử và luật pháp. Xin trân trọng giới thiệu tư liệu này, như góc nhìn tham chiếu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của VN.
Chuỗi hành động
Nửa đầu 2014 liên tục chứng kiến các hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, khi Bắc Kinh tiếp tục chiến lược "ăn từng lát" (salami-slicing) chủ quyền biển. Bắc Kinh muốn thay đổi nguyên trạng trong khu vực nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền (phi nghĩa - ND) của họ với hai quần đảo tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như hải phận bao quanh.
Vào tháng Hai, Trung Quốc bắt đầu một dự án khai hoang lớn trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà có thể là để xây dựng một sân bay quân sự nhằm kiểm soát các tuyến đường biển trọng yếu trên biển Đông. Những tháng tiếp theo, chính quyền Trung Quốc bắt đầu thực thi luật đánh bắt cá mới, yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải xin phép trước khi khai thác trong vùng biển rộng hơn hai triệu cây số vuông mà Trung Quốc nói là nằm trong "đường chín đoạn".
Vào tháng Năm, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu (Hải Dương 981) cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, và khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Tàu chiến của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và các tàu tuần tra thuộc chính quyền Bắc Kinh, cũng như một lượng lớn các tàu cá dân sự, đã được dàn trận để che chắn cho giàn khoan này.
Những tuần tiếp theo, Cơ quan Quản lý An toàn Biển Trung Quốc đã ngăn chặn việc cung cấp nhu yếu phẩm cho 10 lính Philippines đóng quân trên tàu BRP Sierra Madre tại bãi Cỏ Mây (Second Thomas) thuộc Trường Sa, dù cho quân đội Philippines đã đồn trú tại đây từ năm 1999.
Cuối cùng, trong một động thái phớt lờ đề xuất của Mỹ tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN nhằm chấm dứt các hành vi gây hấn trên biển Đông, Bắc Kinh tuyên bố vào tháng Tám rằng họ sẽ xây hải đăng trên năm điểm, trong đó có hai đảo nhỏ thuộc Hoàng Sa, với mục đích được cho là đảm bảo an toàn hàng hải.
Chặn bức 'trường thành' trái luật của TQ trên biển Đông
Vào tháng Năm, Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan nước sâu (Hải Dương 981) cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Ảnh: Cảnh sát biển VN
Hai tuần sau đó, một máy bay chiến đấu Su-27 đã thực hiện một cuộc can thiệp nguy hiểm vào máy bay tuần tiễn US Navy P-8, vốn đang thực hiện hoạt động khảo sát thông thường cách đảo Hải Nam 135 dặm về phía tây. Giống như sự kiện EP-3 vào năm 2001, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã lượn vài vòng phía dưới và dọc chiếc P-8, trước khi bay lên mũi và chỉ cách chiếc máy bay loại Poseidon này từ 6-10m.
Đòi hỏi chủ quyền vô lý
Bắc Kinh cho rằng hành động trên là phù hợp, bởi họ tuyên bố có "chủ quyền không thể tranh cãi" trên các đảo và hải phận bao quanh chúng ở biển Đông, cũng như quyền chủ quyền và tài phán ở hải phận và đáy biển bên trong "Đường chín đoạn". Tuy vậy, khi xem xét một cách cẩn trọng những dữ liệu lịch sử và luật pháp, có thể thấy rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông là vô lý.
Lý lẽ của Bắc Kinh cho chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa dựa vào các chứng cứ cho thấy Trung Quốc từ triều Hán đã thực hiện các hành vi khẳng định chủ quyền liên tục và mở rộng trên hai quần đảo này. Tuy thế, dù các nhà thám hiểm Trung Quốc có thể biết đến sự tồn tại của các quần đảo thuộc biển Đông, thì cũng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy Trung Quốc thực sự "tìm ra" chúng trước các vương quốc láng giềng ở Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Philippines.
Hơn nữa, ngay cả nếu Trung Quốc có thực sự tìm ra các quần đảo này, luật quốc tế quy định khá rõ ràng rằng chỉ phát hiện không thôi là chưa đủ để giành lấy quyền lãnh thổ, nếu không có các hành động kiểm soát và chiếm hữu thực tế.
Chiếm hữu thực tế đòi hỏi ý định và ý chí của một bên nhằm thực hiện quyền chủ quyền, đồng thời phải có những động thái hoặc phô diễn thực tế ý định và ý chí đó.
Hoàn toàn là không có bất kỳ chứng cứ đáng tin cậy nào cho thấy Trung Quốc chiếm hữu các quần đảo trên một cách hòa bình và liên tục, hay thực hiện các hành động cần thiết chứng tỏ chủ quyền của mình ở đó.
Bắc Kinh chủ yếu dựa vào những ghi chép cho thấy ngư dân Trung Quốc đôi lúc ngụ cư ở một số hòn đảo của Trường Sa trong thời gian ngắn. Tuy vậy theo luật quốc tế, hành động không mang tính chiếm hữu của cá nhân không được coi là "hành động của quốc gia" trừ khi được chính quyền chỉ đạo. Không có bằng cứ thuyết phục nào chứng tỏ chính quyền Trung Quốc đã từng đưa ra những chỉ đạo như thế.
Động thái đầu tiên chứng tỏ chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa mà có thể kiểm chứng được diễn ra vào năm 1909. Tuy thế, hành động này diễn ra sau gần 100 năm khi vua Gia Long của Việt Nam chiếm hữu quần đảo một cách chính thức vào năm 1816. Việt Nam và Pháp kiểm soát thực tế và liên tục quần đảo này cho đến khi Nhật Bản tiếp quản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Động thái đầu tiên chứng tỏ chủ quyền Trung Quốc ở Trường Sa mà có thể kiểm chứng được diễn ra còn muộn hơn, vào năm 1933, sau khi Pháp tuyên bố chủ quyền vào năm 1929 với lý do "đất vô chủ" (terra nullius). Người Pháp chính thức chiếm hữu quần đảo vào năm 1933.
Tại thời điểm Pháp sáp nhập và chiếm hữu thực tế quần đảo Hoàng Sa, xâm chiếm vẫn được coi là một phương pháp mở rộng lãnh thổ được thừa nhận trong luật quốc tế. Xâm chiếm chỉ trở nên bất hợp pháp sau khi Hiến chương Liên hợp quốc được công bố vào tháng 10/1945.
Trung Quốc cũng dựa vào một số hiệp ước, tài liệu và tuyên bố để chứng minh tuyên bố chủ quyền của mình với các quần đảo trên biển Đông. Tuy thế, không có văn bản nào ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh.
Trung Quốc cho rằng Pháp từ bỏ tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa - Trường Sa sau Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1887. Quan điểm của họ tuy vậy lại không xác đáng khi đọc lại hiệp ước này, hay xem xét hành động của các bên liên quan trong vụ tranh chấp.
Biên giới được thiết lập sau năm 1887 chỉ quyết định quyền sở hữu các đảo gần bờ, chứ không phải các đảo ngoài khơi ở Vịnh Bắc Bộ hay Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc Bắc Kinh phụ thuộc vào Tuyên bố Cairo (1943) và Tuyên cáo Potsdam (hay Tuyên bố các điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của Nhật Bản - 1945) để chứng minh cho quan điểm của mình cũng rõ ràng là không có cơ sở.
Các văn bản trên chỉ nói rằng Trung Quốc sẽ được lấy lại Mãn Châu, Đài Loan, và đảo Bành Hồ sau chiến tranh. Câu tiếp theo nói rằng quân Nhật sẽ bị đuổi ra khỏi "các lãnh thổ khác" mà đã sáp nhập bằng vũ lực, nhưng không nói rằng các "lãnh thổ khác" này sẽ thuộc về Trung Quốc. Kết luật logic duy nhất là các lãnh thổ này có bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa, vốn được chiếm đóng bằng vũ lực từ Pháp, chứ không phải Trung Quốc. Các quần đảo này vì vậy sẽ được trả lại cho Pháp, chứ không phải Trung Quốc, sau chiến tranh.
Kết luận này được ủng hộ bởi thực tế là Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch xuất hiện tại hội nghị Cairo, nhưng lại không có văn bản nào liên quan đến các đảo thuộc biển Đông trong tuyên bố. Chắc chắn là nếu Hoàng Sa và Trường Sa được coi là lãnh thổ Trung Quốc trước Thế chiến, Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu các quần đảo này được trả lại cho Trung Quốc tại hội nghị.
(Còn tiếp)
Theo Khắc Giang(theo National Interest)
Tuần Việt Nam

*Tác giả bài viết, Đại úy (nghỉ hưu) Raul Pedrozo, từng là cố vấn quân pháp của lực lượng chỉ huy Thái Bình Dương của hải quân Mỹ.
(Theo http://dantri.com.vn/)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình ngày 9/9 cho biết, Bộ Ngoại giao đã trao công hàm phản đối lên sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc như khống chế, đập phá, lấy tài sản của ngư dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình trong cuộc họp báo chiều nay 3/7.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

Theo thông tin xác minh từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong các ngày 1 và 14/8/2014, các tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96416 TS và QNg 96674 TS trong khi đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đã bị một số tàu Trung Quốc khống chế, ngăn cản và lấy đi một số tài sản.
Nghiêm trọng hơn, ngày 15/8/2014, trong khi đang hoạt động bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96697 TS đã bị hai ca nô cao su cùng số hiệu 207 của Trung Quốc khống chế, lên tàu đập phá, tịch thu trái phép một số tài sản và đánh đập các ngư dân.
Ngày 09/09/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước những hành động nói trên của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Ngày 09/09/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Đây là những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc và đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.
Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường thỏa đáng cho các ngư dân Việt Nam.”
(Theo http://dantri.com.vn/)


Trung Quốc quan tâm hơn cả là việc liệu mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh phô diễn (bành trướng) sức mạnh quân sự hay không.

Tướng Martin Dempsey trong chuyến thăm Việt Nam.
The Straits Times ngày 22/8 bình luận, sự vận động ngầm trong trục quan hệ 3 bên Trung - Việt - Mỹ đã trở nên sâu sắc hơn vào ngày 13/8 khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm chính thức Việt Nam, hội đàm với Tổng tham mưu trưởng cũng như hội kiến các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam.
Tờ báo Singapore cho rằng, không có gì nghi ngờ khi Trung Quốc quan sát chuyến thăm này với đôi mắt mệt mỏi. Tướng Dempsey tới Hà Nội sau khi Tổng thống Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nói với ông: "Nơi ông cần đến bây giờ là Việt Nam".
Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Thượng nghị sĩ John McCain vừa tới Hà Nội chỉ 1 tuần trước đó. Xa hơn một chút là cuối tháng trước ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội đã sang thăm nước Mỹ.

Đặng Tiểu Bình tới Tập Cận Bình, chính sách với láng giềng không đổi

Thời gian xảy ra vụ giàn khoan 981, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập Cận Bình đã đến thăm 1 đơn vị quân đội, thúc giục binh lính phải "sẵn sàng chiến đấu".
Sau cuộc hội đàm, tướng Dempsey và các nhà lãnh đạo Việt Nam được truyền thông trích dẫn cho biết, hai bên đã thảo luận các vấn đề về an ninh khu vực, hợp tác quân sự, giải quyết vấn đề liên quan đến việc Mỹ sử dụng chất độc màu da cam dioxin trong Chiến tranh Việt Nam, sự tham gia của Việt Nam vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.
Tuy nhiên tầm quan trọng của chuyến thăm này theo The Straits Times, nó nằm trong cách thức đánh dấu mối quan hệ Việt - Mỹ trong kỷ nguyên mới. Nếu Việt Nam có được những gì mình muốn trong các vấn đề liệt kê ở trên, Việt Nam có thể "bắt đầu một trục quan hệ rõ ràng đối với Mỹ".
Khi sang Việt Nam, Thượng nghị sĩ John McCain đã lần lượt hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và thảo luận về hợp tác an ninh hàng hải, an toàn hàng hải. Những vấn đề này là mối quan tâm lớn với Mỹ, đồng thời cũng là quan tâm lớn của Việt Nam. Tướng Dempsey khi sang thăm cũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thông điệp nổi lên từ các cuộc họp này là một cam kết mạnh mẽ trên cả hai mặt với một mối quan hệ hợp tác sâu sắc và toàn diện hơn. Tờ báo cho hay theo một số nguồn tin không chính thức, Washington cam kết rằng Mỹ sẽ không tìm kiếm một sự "thay đổi chế độ" ở Việt Nam như một số quan điểm lo ngại.
Tướng Martin Dempsey và tướng Đỗ Bá Tỵ duyệt đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Những hoạt động ngoại giao Việt - Mỹ gân ấn tượng bởi nó diễn ra trong bối cảnh cuộc đối đầu Việt - Trung trên Biển Đông trong thời gian gần đây, nhất là vụ giàn khoan 981. Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố khu nhận diện phòng không ở Hoa Đông khiến cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều tức giận.
Tuy nhiên có thể có những nhà lãnh đạo Việt Nam từng trải qua chiến tranh chống Mỹ cứu nước không thích một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington. Và Trung Quốc sẽ sử dụng khả năng "vận động hành lang" của họ tại Việt Nam để trình bày quan điểm đối lập. Cũng có thể Việt Nam muốn thông qua những động thái này để khiến Trung Quốc coi trọng mình hơn, The Straits Times bình luận.

Trung Quốc tập trận phi pháp "bảo vệ giàn khoan" nhằm vào Việt Nam

(GDVN) - "Các cuộc tập trận sẽ giúp các nhà chức trách đưa ra các đòn phản công mạnh mẽ cũng như để đe dọa Việt Nam và các nước khác có liên quan đến tranh chấp..
Nhưng cái Trung Quốc quan tâm hơn cả là việc liệu mối quan hệ quân sự Việt - Mỹ được cải thiện có thể cản trở Bắc Kinh phô diễn (bành trướng) sức mạnh quân sự hay không. Nếu Mỹ có thể thiết lập một sự hiện diện quân sự nào đó tại Việt Nam, thì kết hợp với lực lượng sẵn có của Hoa Kỳ tại Nhật Bản, Philippines sẽ tạo thành vòng vây trên Biển Đông, ngăn chặn quân đội Trung Quốc tự tung tự tác.
Bắc Kinh có thể tìm cách ngăn chặn trước một khả năng như vậy bằng cách trong các cuộc thảo luận sắp tới với Việt Nam họ sẽ (ra vẻ) tỏ thiện chí thúc đẩy đàm phán COC đã bị (chính họ) trì hoãn trong nhiều năm. Việt Nam sẽ đối mặt như thế nào với củ cà rốt Trung Quốc sẽ phản ánh mức độ cam kết của ASEAN.
Và thật không may cho Bắc Kinh, sự quyết đoán (hung hăng, bất chấp tất cả) của họ đối với các nước láng giềng mà họ (nhảy vào tranh chấp) lãnh thổ là một thảm họa quan hệ công chúng. Hình ảnh Trung Quốc đã thay đổi từ một kẻ khôn ngoan "trỗi dậy hòa bình" thành chuyên bắt nạt, luôn tìm cách thay đổi trật tự quốc tế hiện đại dựa trên hòa bình và bình đẳng thành cái gì đó mà Trung Quốc có thể đạt được trạng thái hàng đầu.
(Theo http://giaoduc.net.vn/)
.


Ông Tập Cận Bình cho rằng, tranh chấp giữa những người láng giềng cạnh nhau là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng cả hai cần phải có quyết định chính trị đúng.

Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bưu điện Hoa Nam ngày 28/8 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hội kiến với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh - Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam nên có những bước đi thích hợp để giải quyết bất đồng về vấn đề Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình cho rằng, tranh chấp giữa những người láng giềng cạnh nhau là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng cả hai cần phải có quyết định chính trị đúng đắn để quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển đúng hướng. Về những căng thẳng thời gian vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh rằng quan hệ Việt - Trung "đã chịu một cú sốc nghiêm trọng".
"Điều quan trọng là thái độ và phương pháp chúng ta sử dụng để giải quyết bất đồng giữa hai bên", Bưu điện Hoa Nam dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc cho biết. "Trung Quốc và Việt Nam cần phải tập trung vào việc duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và loại bỏ tất cả những trở ngại, giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan."
Trong cuộc họp trước đó giữa ông Lê Hồng Anh với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Sơn cho biết lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ có thêm các chỉ thị để thúc đẩy sự phát triển của quan hệ song phương.
Tân Hoa Xã hôm 27/8 dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc khẳng định: "Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cử Đặc phái viên sang Trung Quốc để tham dự một cuộc họp cấp cao giữa hai bên cho thấy mong muốn của Việt Nam để cải thiện quan hệ song phương", ông Tập Cận Bình đã nói với Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh rằng ông coi trọng thông điệp này từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
"Tôi hy vọng Việt Nam sẽ nỗ lực hợp tác với Trung Quốc để đưa quan hệ song phương trở lại đúng hướng của sự phát triển", ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, đặc biệt là việc "đưa ra các quyết định chính trị quan trọng, chính xác trong những tình huống khẩn cấp".
Ông Tập Cận Bình cũng cam kết rằng Trung Quốc sẽ "tiếp tục tuân thủ chính sách định hương quan hệ với Việt Nam một cách thân thiện, hợp tác" để tăng cường mối quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai nước. Ông Bình cũng nhấn mạnh hai bên cần trân trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, giải quyết bất đồng một cách thỏa đáng, trong đó cần thực hiện sự đồng thuận đã đạt được trong cuộc hội đàm giữa ông Lưu Vân Sơn với ông Lê Hồng Anh.
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn.
Tuy nhiên bản tin của Tân Hoa Xã và truyền thông Trung Quốc khi nói về thỏa thuận 3 điểm đạt được giữa ông Lưu Vân Sơn và ông Lê Hồng Anh đã có những khác biệt, dễ khiến dư luận hiểu lầm. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, điểm thứ 3 trong thỏa thuận 3 điểm này được thể hiện rất rõ, rằng: 
"Ba là, hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông."
Nhưng bản tin của Tân Hoa Xã đã không thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc nội dung này mà đưa tin một cách chung chung, dễ gây hiểu lầm cho dư luận 2 nước cũng như khu vực và quốc tế. Cụ thể: "Theo một thỏa thuận 3 điểm đạt được giữa ông Lưu Vân Sơn và ông Lê Hồng Anh, Trung Quốc và Việt Nam sẽ nghiêm túc thực hiện một hướng dẫn cơ bản cho việc giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết tháng 10/2011".
"Hai bên đồng ý tìm kiếm các giải pháp mà cả hai phía chấp nhận được bằng cách tập trung vào việc sử dụng tốt nhất các cuộc đàm phán biên giới song phương, nghiên cứu và thảo luận về hoạt động thăm dò chung trên Biển Đông, tránh các hoạt động có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp trong khi bảo vệ sự ổn định đại cục của mối quan hệ song phương và hòa bình ở Biển Đông".
Bản tin của Tân Hoa Xã đã rất mập mờ và dễ gây hiểu lầm ở chỗ "tập trung vào đàm phán song phương", "thảo luận về hoạt động thăm dò chung ở Biển Đông" mà không nói gì đến phạm vi vùng biển cụ thể, đồng thời đã bỏ mất nội dung quan trọng rằng các "giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển".
(Theo http://giaoduc.net.vn/)
Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem