Cái bệnh nan y của dăm ba kẻ nhiều chữ là học được đôi chữ rồi đem ra xào nấu, nghĩ thế là thành đặc sản. Trộn hết cả mắm, muối, tương, ớt, đường, gừng, xả, mắm tôm và chữ thành cái gọi là hổ lốn món. Tiêu hóa sao được khi mà vị thum thủm, khắm khắm cứ lảng vảng bên khứu giác. Cái câu chuyện về “ăn cháo đá bát” và bài học của kẻ “tát nước theo mưa” vẫn đâu đó còn nguyên tính nhân văn của đời thường. Chẳng hiểu vì cuộc sống khắc nghiệt khiến con người ta chao đảo, hay vì con người tự đảo chao trước cuộc sống vốn dĩ là phẳng lặng.
Thấy man mác chút cảm xúc khi đọc bài viết nhan đề “Cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết” của bút danh Hạ Đình Nguyên. Cảm nhận ngán ngẩm và buồn cho tác giả, tiếc cho vốn chữ nghĩa có phần văn hoa và “nhân sỹ”. Về mặt ngữ nghĩa thì biết khá tường tận về nhân thời thế thái, nhưng tiếc là chưa hiểu khách quan để soi tỏ cuộc sống và lý tưởng của mình. Cái sự biết vẫn chỉ là sự phản ánh một cách thô kệch và sai lệch hiện thực khách quan.
“Và 30 năm chiến tranh kết thúc, Độc lập thì “tạm xem như” đã có. Tư do Dân chủ thì chưa.! Suốt chặng đường 38 năm nay, một con đường mờ mịt quanh co, lúng túng không có lộ trình, không biết nơi đến, không rõ khuôn mặt, mà tuyệt nhiên, thực chất, chẳng có ai biết nó ra sao. Bây giờ thì đi đâu ? Hiện nay, không ai biêt một Việt Nam trong tương lai sắp đến như thế nào !.”
Có chăng tác giả sinh ra ở thời bình hay thời chiến, nếu sinh ra ở thời khói thuốc sung trộn cơm, chắc sẽ hiểu nội hàm thực tế của hai chữ “Độc lập” mà không dùng lối chơi chữ như vậy. Còn chăng sinh ra ở thời bình thì hỏi ông bà, cha mẹ thân sinh về hai chữ “Độc lập” để hiểu nghĩa tường minh rồi hãy đem ra diễn đàn luận bàn trước quảng đại thiên hạ. Thế nào gọi là “tạm xem như có”? Lẽ nào, xương máu và nước mắt của cả dân tộc ngót thế kỷ miệt mài, anh dũng đấu tranh chống đô hộ của thực dân Pháp, 21 năm chống Mỹ để đạt được cái gọi là “tạm xem như có” thôi sao? Đặt lên bàn cân lịch sử để một cá nhân phán xét một dân tộc ư? Hệ thống tiêu chí nào để kết luận “tự do, Dân chủ thì chưa”. 38 năm non sông quy về một mối, tự do, dân chủ có hay không, và hiểu như thế nào thì hơn 80 triệu công dân mang quốc tịch Việt Nam và 5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài là rõ hơn ai hết. Những chỉ số khô khan về kinh tế - xã hội đều là những tiếng nói có cảm xúc và thể hiện qua cuộc sống của mỗi người dân. Thế nên, càng không cần tác giả phải nói hộ, nói thay và nói sai như vậy.
Cũng thấy lạ, khi tác giả cứ miên man dẫn người đọc đi hết bất ngờ này đến hãi hùng khác. Chẳng hiểu con đường “mờ tịt”, “quanh co”, “lúng túng” mà tác giả nói tới là con đường của ai, của chính tác giả hay gia đình tác giả Hạ Đình Nguyên. Nhưng không phải, vì theo cái mạch văn đang chảy thì tác giả muốn suy tư, trăn trở cho vận nước. Một con người mang “tầm vóc” của đấng trượng phu, mang hơi thở của thời đại. “Bây giờ thì đi đâu ? Hiện nay, không ai biêt một Việt Nam trong tương lai sắp đến như thế nào !”. Câu hỏi đặt ra thì những mong có câu trả lời, nhưng vì sử dụng nghệ thuật tu từ nhấn mạnh nên tác giả tự vấn cho chính mình. Nhưng chính cái tự vấn lại cho thấy sự lờ mờ, hoang mang vô định của mình tác giả chứ không phải mang hơi thở hay tầm vóc của thời đại nào cả. Đình Nguyên đang đứng giữa mũi thuyền hay nấp sâu trong bom tàu, hay vẫn ở nơi đáy giếng mà hỏi câu mang tầm vóc của nguyên thủy đến vậy. Việt Nam đang mở cửa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phấn đấu vì một Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”. Ngắn gọn mà đủ cả ý tứ cho câu hỏi của Đình Nguyên. Mục tiêu đã rõ, con đường đã rõ, cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang phấn đấu cho đích đến là vậy đấy. Con tàu Việt Nam tuy nhỏ bé so với con tàu Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, nhưng con tàu ấy vẫn đang kiên trì, cầu thị, thận trọng lao mình ra biển lớn, hòa vào dòng chảy của thời đại và văn minh loài người, những mong đưa đất nước phát triển hưng thịnh. Đừng băn khoăn, trở trăn về những điều đã có, đã rõ nữa nhé. Hãy “tu thân, tề gia” trước rồi mới tính “bình thiên hạ, trị quốc” sau. Tâm không sáng, thì sao trí vững và thu phục lòng người.
“Năm 1959, ông Hồ Chí Minh nói : “Từ khi Đảng CSĐD thành lập, nhân dân VN luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ 2 của mình” (1). Chuyện nầy, thuộc về quá khứ, nó nằm trong zig zag mà lịch sử đã vượt qua. Nhưng chuyện hôm nay, khi cái cột mốc vĩ đại đó chì còn là một phế tích, thì sự thật đã quá lõa lồ.”
Con người - một thực thể xã hội có đạo đức sống của mình “Con người có tổ, có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Một quốc gia, một dân tộc cũng cần có lòng trung nghĩa. Sự biết ơn không bao giờ là thừa với những ơn nghĩa của con người và của một dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam nhận được sự giúp đỡ quốc tế của Liên Xô và nhiều nước bạn khác, không chỉ là của cải vật chất mà còn là xương máu, nước mắt lẽ nào lại dễ dàng quên đi quá khứ và coi đó là “thuộc về quá khứ, nó nằm trong zig zag mà lịch sử đã vượt qua. Những chuyện hôm nay, khi cái cột mốc vĩ đại đõ chỉ còn là một phế tích lịch sử, thì sự thật đã quá lõa lồ”. Đó là lịch sử, và lãng quên lịch sử cũng chẳng khác nào “ăn cháo đá bát”, ném hương hỏa của tổ tông để từ mình thờ chính mình - như Đình Nguyên vẫn làm. Không có lịch sử đã qua, sao có hiện tại và tương lai đang đến. Không có ông bà, cha mẹ của Đình Nguyên thì sao có một Đình Nguyên biết chữ nghĩa như hôm nay, để rồi lại dùng chính chữ nghĩa ấy dày xéo tổ tiên của mình. Thật buồn thê thảm và đáng khinh bỉ Đình Nguyên ạ. Hãy dở lại lịch sử để xem cuộc đấu tranh của tư sản, xác lập nền sản xuất của mình vượt lên chế độ phong kiến, nô lệ ra sao. Có phải đã có khi giai cấp tư sản phương Tây thất bại và có phải sự thất bại ấy trở thành phế tích hay không? Nước Mỹ có lãnh thổ mở rộng như hôm nay, có phải chỉ riêng cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa là thành công ngay không? Sao sớm nản chí của riêng mình mà áp đặt nên cả lịch sử nhân loại vậy. Cuộc đời Đình Nguyên khi tập đi chưa một lần vấp ngã ư? Hay vấp ngã là coi như phế nhân, không tập đi nữa để rồi nằm đó mà ảo vọng, rồi buông lời nhảm nhí.
Thành thực mà nói, những gì thuộc về lịch sử thì để người đời phán xét, để thế hệ sau nhìn nhận, đánh giá. Chứ chẳng nên áp đặt và suy diễn một cách tùy tiện, chủ quan cá nhân mà nhân danh thời đại hay dân tộc gì cả Đình Nguyên ạ. Công lao của Đảng với dân tộc là chân lý của lịch sử, Đảng từ nhân dân mà ra, Đảng phục vụ nhân dân, Đảng là người đại diện quy tụ đoàn kết nhân dân. Vì vậy, chiến công của Đảng là thành quả của nhân dân. Ấy vậy sao mà Đình Nguyên lại đem tách, đem chia và đem mổ xẻ vấn đề một cách phá hoại sự đoàn kết và chà đạp lên sự trong sáng của tiếng Việt đến vậy. “Nếu không còn chứng tỏ được trái tim có phẩm chất xứng đáng, và một trí tuệ bắt kịp thời đại, thì sẽ không còn là đại diện cho ai nữa, dù là đại diện giai cấp nầy nọ, hay đại diện của nhân dân”. Dùng những danh từ đao to búa lớn để diễn đạt cho một hiểm ý thì quá ư là đê hèn. Đảng có phẩm chất xứng đáng hay không, có trí tuệ hay không thì không phải là một cá nhân phán xét. Khi mà cha ông ta đã dạy “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” (Nguyễn Trãi), thì Đảng ý nghĩa sâu sắc trách nhiệm lớn lao của mình trước nhân dân. Chính nhân dân mới quyết định vận mệnh của dân tộc, nhân dân mới chọn người đại diện, lãnh đạo đất nước này. Chứ không đơn giản như bộ não của Đình Nguyên vẫn nghĩ.
“Cái món nợ gần 70 năm qua của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp 1946 hãy còn nguyên. Nước Nhật trong đống tro tàn, đã cùng một thời điểm xuất phát đó, cũng vào năm 1946 đó, với 30 năm của một Hiến pháp Dân chủ tiến bộ, đã trở thành một cường quốc”.
Thật sự cũng không lấy gì làm bất ngờ, khi dần dà tác giả kia đã bộc lỗ rõ đuôi cáo thủ ác của chính mình. “Món nợ” ở đây là ai nợ, nợ ai và nợ điều gì? Chẳng lẽ cả dân tộc gần 70 năm lại nợ Đình Nguyên và gia đình nhà Đình Nguyên điều gì chăng? So sánh cái gì mà nước Nhật cùng thời điểm, sau 30 năm “của một Hiến pháp Dân chủ tiến bộ, đã trở thành một cường quốc”. So sánh thì cũng phải so sánh cho nó tường tận, chỉ ra điểm giống và điêm khác, dựa trên những tiêu chí xác định. Chứ đừng kệch kỡm nhìn vào kết quả cuối cùng mà quy kết. Không lẽ, so sánh lòng trung thành, sự thông minh của một chú chó Becgiê giúp công an tìm ra ma túy, lại khôn ngoan hơn là Đình Nguyên chỉ biết ngồi đó mà tự vấn, chửi rủa tổ tiên, đất nước hay sao? Chắc hẳn không nhất trí với cách so sánh đó phải không? Đành rằng nước Nhật phát triển thành cường quốc, mà không chỉ có Nhật, các con Rồng châu Á như Singapo, Đài Loan, Hàn Quốc cũng cường thịnh lắm chứ. Nhưng hiểu cho kỹ, là để có nước Nhật như vậy, thì trước hết là nhận được sự giúp đỡ khổng lồ về tài chính của chính phủ Mỹ, thế nên giờ còn nhiều lắm quân đội Mỹ đóng quân trên một mảnh đất có chủ quyền Nhật Bổn. Còn sau đó, họ phát triển, là vì trong dân tộc họ không có những kẻ “ăn cháo đá bát”, “tát nước theo mưa”, kiểu như Đình Nguyên và một số người Việt khác đồng dạng dị hình như Đình Nguyên.
“Xét cho cùng, nhân dân Việt Nam lấy cái gì để tự hào và lên giọng, ngoài cái hy sinh 30 năm xương máu, và 38 năm đi quanh quẩn cùng với các khẩu hiệu và cờ trống ? Ăn vào quá khứ, vơ vào mình những công lao moi lên từ những nấm mồ, mà không làm nên được một đột phá nào để thoát tình cảnh lùng bùng và tụt hậu hôm nay, đúng là điều sỉ nhục của trí tuệ và lương tri, là biểu hiện của những lời huênh hoang”.
Vâng, thưa bác Đình Nguyên, cảm ơn bác vì đã đem xương máu của cả một dân tộc ra để phán rằng “nhân dân Việt Nam lấy cái gì để tự hào và lên giọng, ngoài cái hy sinh 30 năm xương máu, và 38 năm đi quanh quẩn cùng với các khẩu hiệu và cờ trống ?”. Xin thưa rằng, nếu không có “cái hy sinh 30 năm xương máu” ấy, thì có lẽ giờ Đình Nguyên và cả gia đình dòng tộc nhà Đình Nguyên đã hóa kiếp lâu rồi, và có lẽ không giao tiếp bằng ngôn ngữ loài người như bây giờ nữa đâu. Và chỉ cần mỗi người dân Việt vì lòng tự trọng của mình, phỉ nhổ một chút nước bọt vào cõi giếng nơi Đình Nguyên tồn tại, thì có lẽ Đình Nguyên không thoi thóp nổi quá 3s đâu. Đình Nguyên chê dân tộc, nhân dân Việt Nam tụt hậu, lùng bùng. Có thể đang tụt hậu, đang kém phát triển so với nhiều quốc gia và so với cái đi trước thời đại của trí tuệ Đình Nguyên, nhưng đó là một quá trình nỗ lực đi lên. Và đó không bao giờ là sỉ nhục. Chỉ sỉ nhục cho kẻ nào ngộ nhận về lương tri và thứ đạo đức quỷ giữ như Đình Nguyên thôi. Đến con chó còn không chê chủ khó, huống chi con người lại nằm đó mà sủa rằng cha mẹ mình nghèo. Đã nghèo thì phải biết làm giàu, chứ nghèo mà nằm đó thoi thóp sủa gằn gằn thì thật đáng khinh bỉ. Trong nhịp thở của thời đại, toàn dân từ già trẻ gái trai, khắp miền đất nước đang ngày đêm sản xuất, kinh doanh, học tập, lao động… để tạo ra của cải, góp phần tăng trường GDP của đất nước, thì Đình Nguyên vẫn ngồi đó, gắng gượng quay lùi bánh xe của lịch sử.

Sự dẫn dắt của những bỉ ổi cuối cùng cũng đến một cái đích. Vẫn là những trò diễn xưa như ông vải, xoáy vào sửa đổi Hiến pháp. Thực tình, việc Đảng Cộng sản Việt Nam trưng cầu ý dân cho bản Dự thảo Hiến pháp mới dân chủ, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển là việc làm cần thiết, công khai, minh bạch, huy động tâm đức và trí tuệ của toàn dân tộc. Điều đó thì ai ai, nhà nhà đều biết. Từ bôi lem, xuyên tạc, bóp méo lịch sử dân tộc, phủ nhận xương máu của nhân dân để trở về với hiện tại kêu gọi tẩy chay sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ Điều 4. Và lại trở về với lối chơi chữ nhân danh dân tộc, nhân dân. Đối với lịch sử và xương máu, Đình Nguyên còn không chút mảy may thì sao có thể tôn trọng hiện tại và cầu mong ai đó ủng hộ thiển ý của mình đây. Vẽ một bức tranh mà chính kẻ cầm cây bút chất chứa trong tâm những tim đen bất chính thì sao có một bức họa đẹp. Đình Nguyên đang lạc lõng, lạc lõng giữa dòng đời xuôi dòng mà không nhận ra. Đang ảo tưởng trong một thế giới thực. Suy cho cùng, Đình Nguyên cũng giống như bao “chàng hề dân chủ”, bao “ký sinh dân chủ” khác mà thôi. Chẳng có gì mới trên một nền tư duy bại liệt của bộ não thoái hóa, hủ hóa. Nếu không làm được thì đừng đạp đổ, không xây được thì đừng nên phá. Thành quả của cả một dân tộc, xương máu và nước mắt của lớp lớp thế hệ, văn hóa của nghìn năm bồi tụ là thiêng liêng và không phải là để cho những kẻ học đôi ba chữ đem ra xào nấu hay muối ghém. Chơi với lửa ắt có ngày bỏng tay, đùa với nước ắt co khi chết ngạt. Nhân quả cuộc sống là công bằng và dân chủ đó Đình Nguyên nhân sỹ ạ.
Việt Tân

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem