Là một nhà báo, sinh ra và lớn lên ở Thủ đô Hà Nội, tôi luôn nỗ
lực làm việc và sống hết mình với nghề
nghiệp của mình. Hai từ “nhà báo” trong tôi rất nỗi thiêng liêng và mang đầy
trách nhiệm. Tôi ý thức sâu sắc sự tự do của báo chí và chưa bao giờ, ngòi bút
của tôi bị “kìm hãm” hay phải “uốn bút, xuôi dòng” trên lãnh thổ Việt Nam, cho
dù tôi có hợp tác trao đổi, viết bài cho nhiều hãng báo chí nước ngoài như
Kyodo, AP, The Time... Không phải đảng viên Đảng cộng sản, hoàn toàn chẳng tham
gia bất kỳ hội nhóm nào liên quan đến chính trị. Cái nghiệp báo trong tôi tựa
bầu trời xanh bao la, tôi thênh thang đi bất cứ nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam,
viết bất cứ gì tôi muốn. Và tất nhiên, là một nhà báo, nhưng bình dị, tôi là
một công dân của một nước có chủ quyền, tôi tôn trọng và tuân thủ Hiến pháp,
pháp luật Việt Nam. Vậy mà tình cờ, search google để tìm hiểu về một số hiệp
hội nhà báo trên thế giới, tôi đọc được một website mang tên www.clbnbtd.info
của “Câu lạc bộ nhà báo tự do”. Đọc một loạt bài báo viết trên đó, kết hợp xác
minh tính xác thực của thông tin được đăng khi viết về nhiều sự kiện ở Việt
Nam, tôi thấy rằng đó là “một trò lố” không hơn không kém. Một sự phỉ báng và
trà đạp thô bạo lên hai từ “nhà báo”.
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc xác nhận một thực
tế khách quan, đó là “quyền tự do ngôn luận” và pháp luật Việt Nam khẳng định
rõ ràng quyền này tại Hiếp pháp 92. Và chính dựa vào những cơ sở pháp lý đó mà
hàng ngàn nhà báo Việt Nam, hàng trăm nhà báo quốc tế thường xuyên tác nghiệp
tại Việt Nam. Theo tôi biết, ở Việt Nam có cơ quan thường trú của nhiều hãng
báo chí lớn trên thế giới như Kyodo, AP, The Time… Có cả phóng viên các nước tư
bản phát triển, phóng viên da màu, phóng viên theo tôn giáo… thật phong phú và
hết sức tự do. Và ở Việt Nam cũng có Hội nhà báo Việt Nam.
Nhanh như cái bóng lướt qua khe cửa, đọc vài đoạn văn có vẻ đầy
pháp lý để giới thiệu về “Câu lạc bộ nhà báo tự do” mà tôi thấy “ớn lạnh” cả
sống lưng và ôm bụng cười ngặt nghẽo. Theo câu chữ đọc được, thì mùa lá vàng
của 2007, thứ ấy “toác ra”, để viện dẫn cho sự “toạc” của mình, nó dẫn chứng
những ngôn từ hết sức thiêng liêng, đặc biệt cao quý của loài người và bản công
pháp khai nước của dân tộc Việt Nam. Dường như, khi một thứ quỷ ra đời, nó
thường cố tô vẽ thêm những nét đẹp ánh dương và để cố thanh minh, biện dẫn về
sự có mặt của nó. Nhưng không hề hay rằng hoặc có hay những vẫn lờ lớ đi. Chính
rằng đó là một sự lố bịch đến thê thảm. Hãy xem, mục đích hoạt động của một
nhóm “báo tặc” là gì? … “Cổ vũ cho quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do
thông tin của nhân dân Việt Nam”??? Than ôi, có cái sự chính danh và đàng hoàng
nào lại đi “cổ vũ” không? Hình như, đến đóng vai cũng chưa hiểu hết về vai đóng
của mình. Chức năng của báo chí loài người là “cổ vũ” ư? Chẳng khác nào tên hề
diễn trò mua vui. Giá như ở Việt Nam hoặc trên thế giới có giải “mâm xôi vàng”
dành cho báo chí thì có lẽ những “tặc báo” này đã giành giải từ thời cổ xưa mất
rồi. Lẽ nào, hơn 85 triệu người Việt Nam, với ngót 4000 năm lịch sử dựng và giữ
nước, chưa đủ để thấm thía giá trị của hai tiếng “tự do” và nội hàm của hai
tiếng ấy hay sao? Mà cần phải “cổ vũ”? Đặt giá trị của cả một dân tộc ra mà “cổ
vũ” bằng dăm ba tiếng sủa hắt hiu của loài lang sói, liệu còn xứng để nói tiếng
Việt nữa không?
Còn nữa cái mục đích “Giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau giữa các
thành viên”. Đến nực cười, em bé lên ba cũng hiểu được cái “trò lố” dở tệ này.
Phải chăng thứ ấy không được hàng chục triệu người dân Việt đùm bọc, cưu mang,
giúp đỡ mà phải co cụm, xúm xít lại nhau? Các cụ xưa có câu, “cây ngay không sợ
chết đứng”, ấy thế mà đã chột dạ! hay là cây quá ngoằn nghèo? Nghe đâu phần
nguyên tắc hoạt động nói hùng hồn lắm, rằng “tôn trọng và tuân thủ quy định của
công pháp quốc tế, hiến pháp và pháp luật Việt Nam”. Cùng sống trên một quả địa
cầu, và gần nhất là trên một lãnh thổ có chủ quyền, mọi công dân có nghĩa vụ và
trách nhiệm tôn trọng, tuân thủ pháp luật. Và nếu đã làm được điều đó, thì sao
phải “co cụm” như kẻ phạm pháp vậy? Lẽ nào, hàng ngàn người viết báo Việt Nam,
hàng trăm nhà báo nước ngoài tại Việt Nam và hàng triệu nhà báo trên quả địa
cầu này hành nghề báo mà không có cơ sở pháp lý ư? Có chứ, chính vì thế mà nghề
báo đã phát triển bùng nổ, phục vụ cho sự phát triển chung của nhân loại. Vì họ
là chính danh và làm việc trên cơ sở của pháp luật. Quả ư, là có tật giật mình,
làm việc xấu nên phải gom góp nhau lại mà thoi thóp.
Lắm cuồng ngôn thay, “phục vụ xã hội”. Ừm, tính xã hội của báo chí
là hiển nhiên. Và tất thảy mọi người làm báo đều phục vụ cho sự phát triển của
xã hội. Nhưng thứ này “phục vụ xã hội” theo kiểu kéo lùi sự tiến bộ và góp phần
tạo những vết nhơ cho xã hội thì đúng hơn. “Tôn trọng và bảo vệ sự thật”, nghe
thật triết lý và đúng quá! Ấy nhưng, đằng sau cái ngôn từ mĩ miều ấy là cả một
sự “tôn trọng giả dối” và “bảo vệ sự dối trá”. Cái “sự thật” gần đây nhất mà
người ta nhận thấy lại nằm ngay trong chính lời tự bạch về chính nó… “Điều tra,
đưa tin và hình ảnh về thảm họa sập cầu Cần Thơ giúp đỡ gia đình các nạn nhân.
Những tấm ảnh đã vạch trần nguyên nhân cầu sập”. Không hiểu cái thứ này giúp đỡ
người dân gặp nạn như thế nào nhỉ? Qua bức ảnh và bằng cách “thả phao tin đồn”
chăng? “Những tấm ảnh đã vạch trần nguyên nhân cầu sập” Hì. Có lẽ, mấy đứa trẻ
này có khi sắp thành lập “Câu lạc bộ kỹ sư công trình tự do”?!! Gần nhất là có
cái tít đăng tin “Một người tự thiêu trước cổng tiếp dân ở Hà Đông”. Nhà tôi ở
cách Hà Đông 5 km đường mô tô. Với sự tôn trọng sự thật của nghiệp báo, tôi đã
xuống tận Hà Đông để tìm hiểu thông tin. Thì quả nhiên, có một sự thật, đó là:
CÁC NHÀ “BÁO TẶC” ĐÃ BỊA ĐẶT HOÀN TOÀN THÔNG TIN. Hàng chục bác xe ôm hai màu
tóc và các chị bán nước vỉa hè đều ngạc nhiên và thậm chí còn hỏi lại tôi có bị
“lạnh” đầu không? Hay nghe nhiều tin ở Trung Đông, Bắc Phi đánh bom mà lầm
tưởng ở Việt Nam. “Tính chịu trách nhiệm về nguồn tin” để đi đâu cả rồi? Hay
vỗn dĩ nó không thể tồn tại trên một thực thể đầy thối nát và bụi bặm?
Một cái khổ trong muôn vàn bể khổ, đó là không biết mình là ai và
nhầm tưởng về chính mình. Vẽ nên một bức tranh, thêu dệt nên đó đủ điều, và còn
cả nét vẽ “công trạng” đầy bẩn thỉu và giả dối. “Điều tra, đưa tin và hình ảnh
các cuộc đình công của công nhân tại Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Báo
chí trong nước phải lên tiếng sau đó và chính phủ đã quyết định tăng lương cơ
bản cho công nhân” Chẳng hiểu một thứ luôn da dả tuân thủ pháp luật mà lại đứng
ngoài quá xa vòng pháp luật lại có tác động sâu sắc đến thế?? Nếu thật sự có
tác động sâu sắc tới xã hội như vậy, sao không giúp tăng GDP của Việt Nam nhỉ?
Khoảng 1000 tỉ USD nhỉ? Kết nối những phát triển tất nhiên của đất nước để
tuyên ngôn rằng đó là do mình “phát minh” thì thật biến thái. Mà hình như,
không có cụm từ “tăng lương cơ bản cho công nhân” trong hệ thống ngôn ngữ hành
chính, tài chính của Việt Nam kể từ khi lập nước đến nay thì phải? Một sự nhầm
lẫn và đánh lận con đen, một sự mù màu và ếch ngồi đáy giếng!
Và như chưa đủ để diễn một “trò lố”, kết thúc màn “lố kịch” lại đi
quốc tế hóa về chính mình: “Ủng hộ phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ của
nhân dân Miến Điện”. Không hiểu hàng chục triệu người Mianma nghe thấy câu ấy
chắc sẽ tìm vài anh Binladen để kết liễu bằng To-ma-hoc xóa sổ cái gọi là “Câu
lạc bộ nhà báo tự do” mất thôi. Thôi đành nhục nhã mang tiếng sỉ vả quê hương,
đất tổ, chứ đừng đem miệng lưỡi mà xéo đất người, kẻo người ta cười!
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét