Thấy nhan đề hay hay, mạn phép “mượn tạm” của bút danh Phạm Nhật Bình đồng loạt đăng trên các mõ làng RFA, RFI, blog chấy rận… Chính xác là nội dung quá nông cạn nên thường thì các mõ thay nhau sử dụng, và vì thế vấn nạn bản quyền rận là mặc nhiên. Nhìn sao khắm khựa tựa như bầy kền kền thèm khát, tranh nhau giằng xé miếng mồi thối rữa.



Họ tên Lê Hiếu Đằng gần đây gợn sóng trong vũng ao tù của bầy rận chủ, từ một xác héo khô, vô hồn, vô đạo, bất nghĩa, bất trung trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các rận đói. Khi thần chết gõ cửa, những ngày tháng lâm chung dài dằng dặc, Đằng buộc phải bộc lộ bản chất con người thật của mình. Và thật may mắn cho Tổ quốc, nhân dân Việt Nam vì sớm nhận rõ “tâm huyết” của một kẻ tráo trở phản bội, hại dân, hại nước.
Kỹ xảo lăng xê của Phạm Nhật Bình lộ liễu quá, hợp với các giá trị chấy rận hơn là nền văn hóa nhân văn của loài người và dân tộc Việt Nam. Nhật Bình có thể sử dụng linh hoạt, sáng tạo tất cả từ ngữ, dấu câu, tranh ảnh minh họa… nhưng chẳng thể nào che được sự thật. Phải chăng văn tế cho kẻ thoi thóp nên thật giả cứ muốn trộn lẫn như vậy?
“Không đau lòng sao được khi vào những năm tháng cuối đời mình lại phải thừa nhận một sự thật phũ phàng. Đó là biết bao hy sinh đóng góp của mình và rất nhiều đồng đội lại chỉ góp phần tạo ra một tầng lớp thống trị mới, còn khắt khe và tàn bạo hơn cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ.”
Nguyên là một đảng viên Đảng Cộng sản hơn 40 năm, từng có một thời kỳ lẫy lừng trong phong trào đấu tranh tại Sài Gòn và các đô thị Miền Nam trước 1975, thành viên Ban chấp hành Tổng hội Sinh viên Sài Gòn và Trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, nguyên là một giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Bản thân ông Đằng là ngưởi hiểu hơn ai hết bản chất tốt đẹp của chế độ này, ý nghĩa của tự do, dân chủ, độc lập của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, dòng đời thì cứ xuôi dòng, tuổi càng cao, ông Đằng trí càng lẫn (vô ý hay cố ý?) và không cả lẫn về trí, ông còn lẫn cả về tình và lý. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ tàn bạo, Việt Nam mất hoàn toàn độc lập, chủ quyền, kinh tế là con số âm, văn hóa bị nô dịch, đời sống nhân dân cùng cực, tài nguyên đất nước bị cướp trắng, nước mất, nhà tan, dân nô lệ lầm than… Vậy, mõ làng định dựa vào căn cứ gì để so sánh? Dựa vào ảo tưởng và ngộ nhận trên nền tảng của một kẻ hủ hóa, phản bội nhân dân và Tổ quốc Việt Nam.
 Lý lẽ bẩn thỉu mà các mõ làng tung hô: “Thêm vào đó, cái gọi là "Chế độ ngụy quyền" mà ông và nhiều đồng đội đã từng cố gắng lật xuống cho bằng được để xây dựng CNXH, lại là chế độ nhiều nhân bản, yêu nước”. Sự phi lý thật trắng trợn, cái gọi là “nhân bản, yêu nước” đó, bản chất là “ăn cướp, bán nước”. Từ 1954 đến 1975, cái chế độ ngụy quyền là cánh tay nối dài của bọn tư bản, thực dân ăn cướp. Theo hãng tin AP: “Chính phủ Hoa Kỳ đã dội khoảng 7,8 triệu tấn bom xuống Việt Nam, thậm chí lượng bom mà Mỹ sử dụng tại đất nước nhỏ bé nghèo khó như Việt Nam còn nhiều hơn lượng bom mà nước này sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ II trên cả Đức và Nhật Bản cộng lại. Hoa Kỳ sử dụng nhiều chất nổ cả đất và biển. Ước tính có khoảng 800.000 tấn chưa nổ, gây ô nhiễm khoảng 20% đất”. Đó là nhân chứng rõ nét nhất cho cái gọi là “nhân bản, yêu nước” mà các rận chủ đang cố gắng viết lại lịch sử và ngụy tạo cho hành động chống hòa bình, dân chủ của chúng.
Mõ làng RFI, RFA dẫn lời lâm chung của Lê Hiếu Đằng:
“Lẽ ra bây giờ phải đoàn kết nhau lại để đấu tranh, phải có dũng khí, nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào, đất nước này ai lo?”.
Tôi đồng tình là phải đoàn kết. Nhưng không phải bây giờ, hay tương lai. Đoàn kết là truyền thống của dân tộc Việt Nam (ngoại trừ một số kẻ tự phong cho mình là “những con người đáng kính trọng” như Dương Quỳnh Hoa, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Trần Xuân Bách, Huỳnh Nhật Tấn, Huỳnh Nhật Hải, Phạm Quế Dương, Vi Đức Hồi, Phạm Đình Trọng, Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Ngọc Diễm Phượng, Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên), không cần ông Đằng phải “nhắc nhở” như kiểu những kẻ “bề trên” đang chỉ đạo ông và lũ rận như vậy.
  Và tôi cũng đồng tình rằng: “nếu ai cũng sợ cho bản thân mình, sợ cho bản thân gia đình mình thì đất nước sẽ ra thế nào, đất nước này ai lo?”. Đúng vậy, nếu ai cũng “sợ cho bản bân gia đình” cứ miệt mài chống phá nền hòa bình, dân chủ, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc như “những con người đáng kính trọng” kia thì mệnh nước ai lo. Nếu nhà nhà đều chỉ biết “làm thêm” kiếm tiền cho lũ ngoại bang diều hâu, thì chủ quyền, độc lập của Tổ quốc ai lo? Ai cũng no ấm thân mình như ông Đằng thì ai lo cho đất nước. Ai cũng đứng đó gầm gừ những tiếng của loài lang sói thì lấy ai lao động, sản xuất và học tập?.
 Tôi cũng tiếp tục đồng tình với ông Đằng: “Bao giờ cũng vậy, xã hội nào cũng vậy, thời kỳ nào cũng vậy, nhân sỹ trí thức phải đi đầu, phải giương cao ngọn cờ đấu tranh, phải dũng cảm, đừng có sợ”. Trí thức phải dũng cảm đi đầu góp trí tuệ, tâm đức xây dựng đất nước Việt Nam, đừng có “sợ” đồng tiền và quỷ sa tăng mà bán rẻ lương tâm, trí tuệ cho lũ rận chủ, diều hâu, kền kền. Và trí thức hãy nhìn vào “tấm gương” ông Đằng và bè lũ để hành động cho đúng với trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân. Trước hết, hãy làm một công dân tốt, ý thức với gia đình, xã hội và Tổ quốc cái đã. Chứ “đất mẹ nuôi” còn xa lắm.
 Điếu văn của Phạm Nhật Bình viết tặng Lê Hiếu Đằng rất thống thiết, thảm thiết như lời hịch kêu gọi bầy đàn rận chống lại chính quê hương, nơi ban tặng cho họ sự sống:
“Nhưng liệu những lời kêu gọi tha thiết của ông Lê Hiếu Đằng có rơi vào khoảng không im lặng đáng sợ không?”
Xin được tạm thay lời người dân Việt Nam yêu nước trả lời rằng: Những tà tâm và hành ác của Lê Hiếu Đằng đã bao giờ cất tiếng người đâu mà chẳng im lặng. Có ai nghe được thứ nhơ nhuốc ấy. Sự thoi thóp của ông Đằng không những chỉ “im lặng” mà còn bị phỉ báng, bị lên án và bị khinh bỉ. Nó sẽ bị vùi dập bởi lòng yêu nước Việt chân chính, yêu hòa bình, dân chủ, tự do của nhân dân Việt Nam.

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem