Chào ông Đặng Xương Hùng, tôi với ông vốn chẳng biết nhau (vì ông ở Thụy Sĩ), nhưng nghe tên và thấy bài viết bằng tiếng Việt của ông, tôi thấy rằng chúng ta có điểm chung đó là cùng mang dòng máu Việt Nam. Tuy nhiên, đọc qua bài “Mực Hay Máu” của ông trên Internet, tôi thấy rằng chúng ta khác nhau hoàn toàn (chúng ta gồm một bên là đồng bào Việt Nam và một bên là ông cùng bè lũ).
Ông dẫn chứng một câu nói của vị nào đó là Chủ tịch Hạ viện Bỉ (ông không chỉ ra tên tuổi cụ thể, nên tôi cũng không rõ vị đó là ai): “Nước Bỉ chúng tôi cũng có một lịch sử phức tạp. Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu”. Tạm cho rằng, ông trích dẫn là có thật (có thể ông chính là kịch bản của câu nói ấy). Vậy tôi xin có đôi điều luận bàn cùng ông Xương Hùng:
Ông ở Thụy Sĩ, mà lại tỏ ra tường minh về lịch sử đất nước Bỉ, tiếc rằng sự tỏ ra đó của ông không thuyết phục và nó dẫn đến một cách hiểu viển vông, hoang tưởng. “Chúng tôi chống đối nhau gay gắt. Chúng tôi tốn rất nhiều giấy, mực, nhưng chúng tôi không tốn máu”. Câu nói ấy, được hiểu theo hai khía cạnh:
Thứ nhất, “Chúng tôi chống đối nhau gay gắt” không liên quan gì đến chống ngoại bang xâm lược, đến bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Vì lẽ, hẳn ông Chủ tịch Hạ viện Bỉ luôn rõ về lịch sử nước Bỉ, chứ không mông nung như cách diễn đạt, phân tích của ông Đặng Xương Hùng. Lịch sử nước Bỉ cũng như nhiều quốc gia khác, trải qua những tiến trình lịch sử từ thời Trung Cổ đến hiện đại, đều xảy ra những xung đột đổ máu. Trong lịch sử nước Bỉ, những sự kiện như Cuộc chiến tranh tám mươi năm (1568–1648), Cuộc cách mạng Bỉ năm 1830, Đức xâm lược Bỉ năm 1914, Congo Bỉ giành được độc lập năm 1960 trong cuộc Khủng hoảng Congo… chứng minh cho thấy rằng, để có một nước Bỉ độc lập, chủ quyền như ngày nay, nhân dân Bỉ đều trải qua quá trình đấu tranh với nhiều hình thức, trong đó có cả vũ trang (“đổ máu” theo cách viết của ông Xương Hùng).
Thứ hai, sự phát triển của Bỉ nói riêng và xã hội loài người nói chung thuận theo quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Một nước Bỉ hòa bình, độc lập, thống nhất, không có bàn tay can thiệp của ngoại bang thì sao cần đổ máu, khối óc tranh luận gay gắt để có sự phát triển là lẽ đương nhiên, không phải bàn cãi.
Như vậy, câu nói trên được Đặng Xương Hùng trích dẫn, người nói không hề có “thiển ý hay thâm ý”, đó chỉ là cách diễn đạt về lịch sử Bỉ, không mang ra so sánh với bất kỳ quốc gia nào (có chăng là sự suy diễn tùy tiện của ông Hùng). Mỗi mỗi đất nước có quá trình hình thành, điều kiện khác nhau, làm nên lịch sử không đồng nhất giữa các dân tộc. 
Quay trở lại cách hiểu lệch lạc, cách diễn đạt xuyên tạc, vu cáo của ông Xương Hùng để cho mọi người tỏ bày chân tướng sự việc:
“Tốn máu là phi lý, tốn giấy mực là chưa mất gì… Máu là giải pháp cho một cuộc thắng thua đau đớn. Mực là hướng tới một kết quả cùng thắng win-win”.
Bại não mang tên Đặng Xương Hùng thật chẳng hiểu từ đâu chui lên, hay rời từ đâu xuống mặt đất, ăn nói ngễnh ngãng, tẽn tò với thời cuộc. Hùng không chỉ nhằm vào việc xuyên tạc, phỉ báng cuộc đấu tranh của bao thế hệ người Việt bảo vệ độc lập, chủ quyền mà còn trà đạp lên những hi sinh nhân văn của loài người, hành động chính nghĩa, quả cảm của nhiều dân tộc trên thế giới. “Tốn máu là phi lý”? Còn làm nô lệ là có lý? Mất chủ quyền là có lý? Chịu sự diệt chủng của phát xít, chấp nhận chế độ Pol pot là có lý? Không “tốn máu”, sao quân đồng minh chiến thắng chế độ diệt chủng của bọn phát xít? Không “tốn máu” sao 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ giành độc lập để tạo nên một đất nước siêu cường bây giờ??? Không “tốn máu” sao chiến thắng được những thế lực đen tối, những gươm giáo, súng đạn của kẻ ngoại bang xâm lăng dân tộc?
Đặng Xương Hùng tiếp tục sai toàn diện, tuyệt đối sai. Vốn hiểu biết chắp vá Hùng có dẫn chứng thiếu đầy đủ câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Pháp anh hùng của dân tộc (1946-1954). “Kêu gọi “Thà hy sinh tất cả”… là sự tốn máu vô nghĩa, vì lợi ích của kẻ thù phương Bắc”. Xin hỏi ông Hùng câu hỏi có phần riêng tư: Khi vợ con ông bị một tên lưu manh người Thụy Sỹ xông vào nhà nã súng, con chết, vợ bị thương, tên sát nhân còn đó, liệu ông có “tốn giấy mực để chưa mất gì”?
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đoàn kết toàn quân, toàn dân nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược, bảo vệ nền hòa bình mới giành được sau 80 năm Pháp đô hộ: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Đặng Xuân Hùng đang ra sức “ăn cháo đá bát” rất tanh tưởi của kẻ máu lạnh lưu vong mang dã tâm chống phá Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam.
Xin thay lời kết bằng câu viết của ông Đặng Xuân Hùng:
“Lịch sử ghi danh cả người có công và cả người có tội. Ở bên nào đây đó là quyết định của từng con người.”
Lịch sử vinh danh những con người biết yêu hòa bình, quý trọng độc lập, tự do và trách nhiệm với đất nước. Lịch sử sẽ ghi tên những kẻ chống phá các giá trị nhân văn của loài người để cho đầu thai kiếp bọ hung, ruồi xanh nhặng vàng.
Đa Nhĩ Cổn

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem