“Không thể quên thù hận đã là ngu xuẩn lắm rồi, nhưng ngu xuẩn hơn nữa nếu chúng ta lại truyền lại sự thù hận cho thế hệ sau để chúng tiếp nối sự thù hận mà chúng ta không thể quên được…” (Trích:  “Ba mươi tháng Tư và tôi”, Giáo sư Trần Chung Ngọc, cựu chiến binh VNCCH, Việt kiều Mỹ).
Những ngày đầu tháng Tư, không khí hân hoan, phấn khởi, chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ngập tràn trong mỗi người dân Việt Nam. Đó là niềm vui chung của cả dân tộc.
Kể từ 30/4/1975 đến nay, song hành cùng niềm vui lớn lao đầy ý nghĩa kỷ niệm chiến thắng thống nhất đất nước, một số người vẫn mang nặng những tư tưởng khác biệt. Một phần, xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, một phần từ sự cố hữu, ăn sâu bám rễ vào hệ tư tưởng của chế độ ngụy quyền và ý đồ của đế quốc Mỹ. Cho nên họ gọi tháng Tư là “Tháng Tư đen”, và 30/4 là “ngày quốc hận”… Đó là một cách gọi chất đầy sự thù hằn và không cần thiết.
Lịch sử vốn chân thực như những gì đã điễn ra. Việc trở lại quá khứ để khẳng định tính đúng đắn cho một cách hiểu là cần thiết.
Năm 1958, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thiết lập nền đô hộ trên 80 năm dòng dã. Hơn 80 năm đó, người dân Việt Nam không khi nào chịu làm kiếp nô lệ, kiên cường vùng lên. Tuy nhiên, tất cả phong trào đấu tranh đều thất bại, cánh cửa của độc lập, chủ quyền vẫn im ỉm đóng. Ngày 3/2/1930, sau nhiều năm kiên trì hoạt động gây dụng phong trào cách mạng theo con đường cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã thống nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng. Sau 15 năm kể từ khi Đảng ra đời, ngày 19/8/1945 cách mạng giải phóng dân tộc thành công trên cả nước. Đánh dấu quá trình làm thuộc địa, nô lệ kết thúc. Việt Nam trở thành một nước độc lập, có chủ quyền. Người dân Việt Nam lấy lại quyền con người của mình.
Tuy nhiên, với dã tâm của kẻ xâm lược, Pháp trở lại xâm lược, 9 năm kháng chiến chống Pháp kéo dân tộc ta vào một cuộc chiến tranh ác liệt. 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Gionever chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Vĩ tuyến 17 tạm chia nước ta thành hai miền. Pháp rút quân, Mỹ nhảy vào, lập nên chế độ tay sai Ngô Đình Diệm, tiếp tục chế độ cai trị hà khắc trên toàn miền Nam, âm mưu thôn tính miền Bắc Việt Nam. Từ 1954 đến 1975, nhân dân hai miền Nam Bắc đoàn kết, đồng lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 30/4/1975, Việt Nam hoàn toàn giải phóng, không tồn tại bất kỳ một sự phân chia, ngăn cách nào giữa hai miền. Chế độ ngụy quân, ngụy quyền sụp đổ hoàn toàn, đế quốc Mỹ buộc phải từ bỏ sự cai trị và âm mưu đối với Việt Nam. Ngày 30/4/1975 là ngày toàn quân, toàn dân ta đánh đổ ách cai trị, xâm lược của ngoại bang, cụ thể là đế quốc Mỹ và bộ máy ngụy quyền tay sai. Đó là ngày tạc vào lịch sử dân tộc Việt Nam và đi vào lịch sử nhân loại là ngày thống nhất, ngày giải phóng, ngày hòa bình…
Như vậy, mọi thứ vốn tường minh, tỏ bày rõ ràng. Ngày 30/4 chưa và không bao giờ là ngày “quốc hận” và tháng tư chưa và không bao giờ là “tháng Tư đen”. Vì cớ, thống nhất đất nước là yêu cầu khách quan, là tâm nguyện của tất thảy nhân dân Việt Nam. Đánh đuổi sự xâm lược của ngoại bang, giành lại độc lập, chủ quyền, làm chủ đất nước thì không bao giờ là phi nghĩa. Đó là chân lý bất khả phủ bác. Làm sao mà “hận” với “đen” khi đất nước hòa bình, thống nhất, non sông một dải hơn 3000km do người dân Việt Nam làm chủ.
Thời gian trôi qua, quá khứ không bao giờ trở lại. Những luyến tiếc của một số người đang khiến quá khứ kéo lùi hiện tại và cản trở tương lai. Một đất nước hưng thịnh thì sự thống nhất, hòa bình, sự đoàn kết đồng lòng của mọi người dân là yếu tố nền tảng. Lòng hận thù dù xuất phát từ đâu cũng chỉ là sự gieo rắc đau thương, hoài vọng quá ư quá khứ sẽ chỉ chất chứa những u sầu. Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước luôn chào mừng những người từng có thành kiến, có hành động lầm lỡ quay trở về, đồng tâm, góp trí tài dựng xây quê hương Việt Nam!
Việt Tân

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem