Cuộc sống là một quá trình, là sự chắp nối cảm xúc của những hành
trình ở và đi, đi và ở. Ở với đời và ra đi với cát bụi. Có những cuộc chia ly
khiến người đi, kẻ ở ngậm ngùi rớm lệ, tình cảm dạt dào. Nhưng, có những sự ra
đi trong tủi nhục, ra đi vì buộc phải đi và nơi đến đón chào trong cảnh éo le.
Đó là sự ra đi của những kẻ chống lại nhân dân, đất nước. Họ ra đi người ở mừng
vui, đất nước bớt đi một gánh nặng vì phải cảnh giác với các hoạt động chống
phá hòa bình, ổn định chính trị xã hội mà họ gây ra. Ra đi ấy, như một cuộc
tháo chạy của kẻ bại trận vì hành vi đen tối bất thành. Hay đó là một cái cớ để
kiểm VISA đơn thuần?
Bùi Tín, Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy và nay là Cù Huy Hà
Vũ… Mỗi người ra đi trong một hoàn cảnh khác nhau. Tháng 9 năm 1990, Bùi Tín
sang Pháp dự hội hàng năm của báo L'Humanité, rồi chộp dật lấy cơ hội “ngàn
vàng” xin tỵ nạn tại Pháp, mục đích chống phá Việt Nam theo chiêu bài “dân
chủ”, “nhân quyền” nơi hải ngoại. Tiếp đó, Dương Thu Hương sau hàng loạt hoạt
động tuyên truyền, xuyên tạc đất nước, 2006, cũng ra đi sang Mỹ rồi Pháp, ở lại
đó luôn. Gần đây, khoảng 2011, Trần Khải Thanh Thủy sau khi nhận được sự khoan
hồng của Nhà nước, cũng gói hành lý qua Mỹ với sự “chào đón” của dân biểu
Loretta Sanchez "chào đón nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về với tự do".
Mới đây nhất, Ngày 7 tháng 4 năm 2014, Cù Huy Hà Vũ được khoan hồng, ân xá
trước thời hạn và đi Hoa Kỳ với lý do được cho là để chữa bệnh…. Những cuộc ra
đi không biết có đường trở về?
Xét ở chừng mực tương đối và trong hoàn cảnh cụ thể với những cuộc
ra đi trên cho thấy “cái gì hợp lý thì tồn tại”. Khi mà sự tồn tại của họ không
hợp lý, không phù hợp với giá trị chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội và văn
minh là chuẩn mực pháp lý thì họ không thể tồn tại được, chứ chưa nói gì đến sự
sống của danh từ CON NGƯỜI. Hội ngộ và chia ly, đó là phạm trù song hành của
cuộc sống, mâu thuẫn để tồn tại, phát triển. Sự ra đi của những con người chống
lại Tổ quốc là hệ quả tất yếu của một quá trình dài đằng đẵng của những toan
tính và hành động lệch chuẩn cần phải đào thải. Vốn trong họ, chưa bao giờ hội
ngộ, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam. Khi ở quê hương, họ luôn có tư tưởng ly
khai, chia rẽ, phá hoại sự đoàn kết thống nhất. Nay họ ra đi, âu cũng là cái
mệnh khó tránh.
“Khi xa rồi mới thấy nhớ thương
Đất nước quê hương cha mẹ chờ”
Nơi đất khách, quê người, chốn trưng bày của hoa mĩ “tự do”, “dân
chủ” được ca tụng, mong rằng buốt lạnh và cô đơn sẽ gột rửa phần nào tâm hồn
của những chúng sinh ra đi ấy.
Đa Nhĩ Cổn
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét