Các cụ ta thường ví von: “thâm như Tàu”. Có 3 chữ mà chứa đựng cả một tư tưởng lớn, phản ánh đúng bản chất của Tàu. Để có kết luận ngắn gọn và xúc tích ấy, dân Việt ta đã trải qua nhiều cay đắng, trả giá bằng cả xương máu và biết bao của cải.
Quả thật là vậy, người Tàu thâm đến mức không có dân tộc nào trên thế giới thâm bằng. Cái màu thâm không giống ai và khó thể hiện bằng màu sắc cụ thể. Không lấy dẫn chứng đâu xa, cứ nhìn vào lịch sử xa và gần của người Tàu đối với dân Việt ta thì rõ. Trong ngót nghìn năm Bắc thuộc, người Tàu không chỉ cai trị, vơ vét của cải, họ còn hiểm độc hơn khi đồng hóa dân tộc ta. Cho dân Tàu sang sinh sống, lai tạo nòi giống dân Việt. Và không một cuộc xâm lăng nào lại không đốt sách vở, vùi dập dân tộc Việt trong sự ngu dốt và vùi lấp cội nguồn dân Việt.
Hãy khoan nói về quá khứ xa xăm kia, ngẫm lại mấy năm gần đây. Khi thấy dân ta tích cực nuôi trâu, bò để tăng gia sản xuất. Đàn trâu bò không ngừng tăng về số lượng, không chỉ để lấy sức kéo mà còn lấy thịt. Thấy vậy, dân Tàu không chịu được, ra chiêu bài mua móng trâu, móng bò với giá cao. Khổ nỗi dân mình thấy lợi trước mắt thì lòa mắt, chặt móng trâu, móng bò bán cho dân Tàu. Thật đau lòng khi hàng loạt con trâu bò béo tốt bị mất móng, mà đã mất móng thì làm sao kéo cầy được nữa!
Bài học thứ hai là bài học về cây chè cổ thụ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Khí hậu và đất đai ưu đãi cho miền núi Việt phát triển những cây chè cổ thụ, chất lượng chè thơm ngon, giá trị kinh tế rất cao. Ấy thế, dân Tàu không chịu được, họ bèn cho thương nhân sang mua rễ chè cổ thụ. Vậy là hàng loạt cây chè cổ thụ bao năm tuổi lại bị đốn hạ chỉ để lấy rễ bán cho dân Tàu. Đau xót không sao kể xiết!
Một bài học đau xót nữa là bài học về cây nấm Lim. Để có một cây nấm Lim, thì ắt hẳn phải mọc gần gốc cây Lim, mà để có gốc Lim thì phải trải qua vài chục năm. Công dụng của nấm Lim vô cùng tốt, chữa được nhiều bệnh. Ấy vậy, dân Tàu đổ xô sang mua, và họ tung tin đồn là nấm này độc, lấy về bào chế thuốc độc. Từ một thần dược, họ bảo dân ta là thuốc độc. Vậy là hàng loạt cây nấm Lim được tuồn sang Trung Quốc, trong khi dân mình ngây ngô về công dụng hữu ích của nó.
Bài học thứ tư là bài học về râu ngô. Chắc hẳn bà con ta vẫn không thể quên cách phá hoại sản xuất rất đơn giản của dân Tàu đối với nền nông nghiệp nước Việt. Sở dĩ cây ngô có bắp là nhờ râu ngô để thụ phấn. Ấy thế, khi cây ngô còn non, dân Tàu sang nước Việt ta thu mua râu ngô non. Hàng trăm nghìn hecta ngô bị bẻ râu, bán râu ngô cho tàu. Cũng từng ấy hecta ngô không có bắp. Dân ta đói mà đau xót.
Và còn nhớ mãi bài học về con ốc Biêu vàng. Dân tàu bảo đây là loại ốc cho năng suất cao, ta nhập về. Té ra, là loại ốc phá hoại lúa kinh khủng. Bà con nông dân ta giờ không phải nuôi ốc biêu nữa mà là tìm ốc biêu mà diệt. Thảm họa Biêu vàng gây nhức nhối cho đồng ruộng Việt.
Bài học mang tính kinh tế khá rõ mà dân Việt mình không hiểu vô tình hay cố tình không nhận ra là bài học về quặng và than. Những khoáng sản quan trọng để phát triển công nghiệp. Dân Tàu thấy nước ta nhiều khoáng sản đó, chúng ra sức dùng tiền mua về. Mà mua về không phải để chúng dùng ngay, chúng đào mỏ, đổ xuống đó. Để rồi vài chục năm sau khi ta hết, thì chúng đem ra dùng. Hajz...............!!!!
Mấy năm gần đây, nước ta phát triển kinh tế, nguồn điện không đáp ứng được nhu cầu. Người Tàu ra vẻ thân thiện, bắt tay bán điện cho ta. Và thế là đường dây cao thế được xây dựng trên những quả đồi vượt sông Lô trên Hà Giang. Nhìn đường điện hùng vĩ mà lại bỏ hoang. Thiệt hại đau đớn quá mọi người ạ.
Bài học về thuê đất rừng ở một số tỉnh phía Bắc. Ối trời ơi, chúng thuê hàng trăm hecta đất rừng của ta, mà là rừng đầu nguồn. Ai biết được chúng làm gì trong rừng và ai biết được với hàng trăm năm thuê, sẽ có bao nhiêu người Tàu sang đất Việt ta sinh con đẻ dân Tàu????
Và còn nữa là bài học về việc thu mua lá điều, thu mua đỉa gần đây nhất… kể ra mà thật đớn đau….
Lan man đôi chút mà đã kể ra nhiều bài học từ sự “thâm” của dân Tàu. Sống cạnh một dân tộc nham hiểm, chúng ta không thể không đề phòng và cảnh giác. Mọi sự nhẹ dạ cả tin đều có thể phải trả bằng tính mạng, của cải và có thể là cả lãnh thổ của Tổ quốc. Mỗi người dân Việt cần có trách nhiệm với đất nước, có ý thức cảnh giác với dân Tàu. Là láng giềng nhưng không có nghĩa là bạn tốt, mấy nghìn năm lịch sử đã dạy cho chúng ta phải biết chung sống với một tên khổng lồ bành chướng. Hiện tại và tương lai dân Tàu sẽ tiếp tục nham hiểm hại dân ta, buộc ta phải thức tỉnh và thức tỉnh ngay tức khắc!

 Việt Tân

Về đi con, về với Con Người
Sống sao cho được bầy lang sói
Đi đêm, gào rú chi cho mệt
Phản nước, hại dân, buồn cha mẹ
Danh tiếng dòng họ qua phong ba
Vững vàng còn đó, đến khi con…
Chín tháng đẻ đau, cha mong đợi
Nuôi con lớn rồi, con bay đi
Hàng xóm bà con mình vẫn đó
Quê hương đất nước một nghĩa tình
Con ở, con đi, con chống nước
Làm điều thất đức nghiệp trướng thay
Mộ cha còn đó, mẹ già mong…

Về đi, về đi con của mẹ
Về với đạo lý của Con Người
Đừng nghe, từng làm theo kẻ xấu
Gieo rắc thêm đau những rối bời
Đất nước mình nghèo, thương lắm con ơi
Khi xưa nước mất, nhà tan tác
Cha anh cầm súng giữ biển trời
Máu xương thấm đẫm đất quê hương
Biết chi con khi không nghe tiếng súng
Con lớn lên trong hòa bình tự do
Con hiểu gì về độc lập, chủ quyền
Mà nghe sao dân chủ tận đâu xa?
Con tin kẻ giết cha, bắn chú
Giày nước mình tới tận gần thế kỷ?
Chưa đủ sao con những buồn đau...
U mê tăm tối đời con tôi
Giản dị thôi con, như đời mẹ
Yêu nước sao phải thét phải gào
Mẹ yêu con, như yêu đất nước
Ấm lời ru, ánh mắt cha yêu…

Về đi con, về với quê hương
Hình chữ S một dải dài thống nhất
Dựng nước nhà, hưng thịnh sánh năm châu!
(Mẫu Đơn)
Đi về phía biển, đảo, chúng tôi mới cảm nhận được khó khăn của những người ngư dân bám biển, dẫu đời sống còn rất nhiều nỗi lo toan, nhưng tình người vẫn lấp lánh, đầy lạc quan tin tưởng.
Hoạt động của người ngư dân trên biển ngày nay không còn đơn độc trên biển.
Qua ngày biển động
Sinh ra và trưởng thành giữa biển, đảo quê nhà, “hạnh phúc được đi trên biển tiếp bước cha ông”- anh Lê Khởi, ngư dân ở thôn Tây (xã An Hải, huyện Lý Sơn- Quảng Ngãi) nói với chúng tôi. Ông bà, cha mẹ anh đã sinh sống giữa biển, đảo Lý Sơn từ xưa đến giờ.
Năm nay 49 tuổi, anh đã có thâm niên trên 30 năm bám biển và hằn sâu trong ký ức của anh là “trận bão khốc liệt nhất mà tôi từng chứng kiến năm 1991”. Anh ngậm ngùi: “Đoàn tàu đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa, hồi bão ập tới, chúng tôi lọt giữa tâm bão. Hồi đi có 8 tàu, chỉ 4 tàu trở về. Có tàu đi 11 người, chỉ 2 người sống sót”.
Hiểm nguy luôn rình rập ngư dân trên biển, và đáng ngại hơn là những năm gần đây Trung Quốc luôn gây sức ép với ngư dân, hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa càng khó khăn. Anh Khởi cho biết, nhiều lần bị người phía Trung Quốc bắt giam, lấy hết hải sản đánh bắt được và ngư cụ...
“Năm 2007, tàu tôi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa thì bị phía Trung Quốc bắt đưa vào đảo Hải Nam giam giữ. Sau, chúng tôi tổ chức tuyệt thực, đại sứ quán can thiệp mới được tha về”. Và thời gian gần đây, theo anh Lê Khởi, tàu cá của anh còn 2 lần bị phá lưới và ngư cụ. Những chuyến đi biển thường bị ném đá, xịt vòi rồng xua đuổi…
Tâm sự sau đây của đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá Tam Thanh (huyện Phú Quý- Bình Thuận), mới thấy sức mạnh lớn lao của gắn kết: “Từ khi có nghiệp đoàn, mỗi lần ra khơi đánh bắt, ngoài chính quyền địa phương, lực lượng biên phòng cửa khẩu vẫn luôn đồng hành, chúng tôi đã có thêm tổ chức công đoàn, với hàng triệu đoàn viên đứng cạnh, cùng những người thân yêu trong gia đình luôn đồng cảm, chia sẻ bao vất vả, gian khó trong từng chuyến biển. Khi ra khơi, chúng tôi luôn nhắc nhở đoàn kết, bảo vệ, tương trợ nhau. Thông báo cho nhau khi thời tiết xấu và khẩn trương tổ chức cứu trợ khi thuyền bạn gặp chuyện không may. Cùng hợp sức ngăn chặn những thế lực xâm hại đến con thuyền, tấm lưới, ngư trường, chủ quyền lãnh hải của mình”.
Anh nói tiếp: “Về đất liền, chúng tôi quan tâm, thăm hỏi đến đời sống của đồng nghiệp, nhất là khi ốm đau, hoạn nạn. Chỉ vẽ cho nhau kinh nghiệm tổ chức cuộc sống gia đình, cách tiết kiệm đồng tiền mình dãi nắng dầm mưa, đối mặt với hiểm nguy mới kiếm được. Giúp nhau một cách chân tình, không để con em, đồng nghiệp mình bỏ học vì gia cảnh khó khăn”.
Sóng gió trên biển là chuyện thường tình, qua ngày biển động ngư dân lại giong tàu ra khơi tìm luồng cá mới. Anh Lê Khởi nói rất kiên nghị: “Sinh ra ở đảo, lớn lên từ đảo, muốn hay không vẫn phải bám biển miết, để mưu sinh cuộc sống gia đình và còn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo”.
Mặt trời vẫn mọc ở hướng Đông
Chú Bùi Đại ở An Hải (Lý Sơn) có trên 35 năm bám biển, sóng gió nào ở khơi xa cũng từng trải. Niềm hạnh phúc của chú là giờ đã có 3 người con nối nghiệp biển. Chú đã truyền lại cho những người con của mình kinh nghiệm như chân lý ngàn đời: “Trường Sa, Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của mình. Mùa này biển êm đi biển Trường Sa. Mùa biển động đánh bắt biển Hoàng Sa. Người dân Lý Sơn thích đi Trường Sa, Hoàng Sa thì đi. Ghe lớn, ghe nhỏ cứ đi tự do. Hồi kia khó khăn, tàu nhỏ còn đi được. Hồi này tàu lớn hiện đại rồi, tôi ưng đi miết. Biển Hoàng Sa tàu chạy 1 ngày đêm tới. Hồi về gió mùa đâm đít, tàu xuôi về thôi”.
Hồi kia (ngày xưa) của chú Bùi Đại còn đánh bắt đơn lẻ, tự đối mặt hiểm nguy. Hồi này, những người con của chú và những người ngư dân trên biển cả nước đã có sự gắn kết chặt chẽ. Lực lượng tàu thuyền sẵn sàng ứng cứu khi cần bảo vệ lẫn nhau trên từng khu vực biển.
Vùng biển Nam Trung Bộ hướng ra biển Đông, sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp, sóng biển ngày đêm hát rì rào.
Hơn nữa, “hồi này điện thoại phủ sóng tận ngoài khơi. Đánh bắt ở tọa độ nào, được bao nhiêu tấn cá điện về vợ con biết hết”- chú Bùi Đại nói. Cũng là bớt đi nỗi lo lắng cho người thân khi gió bão: “Vợ con ở nhà hay lo mình có chuyện. Nhưng mình ở đó chịu đựng được, vì biết sức gió cấp mấy, biển động bao nhiêu”- anh Tân ở đảo nhỏ An Bình (Lý Sơn) bảo nghề biển vất vả nhưng khi “gặp luồng cá mới, tàu về cá đầy khoang, thích lắm”.
Anh nói: “Lặn dưới đáy biển gặp những cọc san hô rất đẹp, thì quên hết mệt mỏi. Ưng lặn miết, lặn miết thôi”.
Vẫn còn rất nhiều những câu chuyện biển cả và người ngư dân kiên cường bám biển, mà chúng tôi còn muốn kể tiếp cho độc giả đồng bằng và cả những trăn trở. Điều khiến chúng tôi trăn trở, đồng cảm với những người ngư dân như chú Bùi Đại, anh Lê Khởi là mong muốn làm giàu lên từ biển. Cần có những dịch vụ hậu cần biển tốt hơn.
Cần có các chợ đầu mối tổ chức mua bán, đấu giá thủy hải sản để sản phẩm bán được giá cao nhất. Thực tế, cá ngừ đại dương giá 69.000đ/kg năm ngoái, nay giảm gần phân nửa còn 38.000đ/kg. “Chi phí chuyến biển lại tăng cao. Tôi thấy rất thiếu có cơ sở, nhà máy đông lạnh chế biến. Giá trị, chất lượng sản phẩm của mình chưa cao, phải lo chứ”- anh Lê Khởi suy tư.
 “Trường Sa, Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của mình. Tàu cứ miết ra khơi”- những người ngư dân biển, đảo nhiều lần khẳng định với chúng tôi niềm tin chắc nịch đó như một chân lý. Tổ quốc nhìn từ biển, mặt trời mỗi ngày vẫn mọc ở hướng Đông. Đó là nơi mà:
"Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
                       (“Tổ quốc nhìn từ biển”- Nguyễn Việt Chiến)

(Nguồn: http://infonet.vn)
Mồm hay miệng, là một bộ của cơ thể người, có chức năng tạo ra âm thanh hay nói cách khác mồm là nơi xuất bản ngôn ngữ bằng âm thanh (bên cạnh nhiều chức năng khác). Trong cuộc sống khi muốn nhấn mạnh với ý bất bình thường, người ta sử dụng từ “mồm” thay vì từ “miệng”. Vai trò của cái miệng rất quan trọng, cổ nhân dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất” nghĩa là: bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn phần: chuyện không nói có, chuyện có nói không, nói lời hung ác, nói lời đôi chiều, nói lời thêu dệt.
Nghiệp trướng tạo ra từ cái miệng rộng lớn và thâm sâu vô cùng. Cái hay từ miệng, cái dở cũng từ miệng. Con người ở đời khó tránh khỏi nghiệp từ miệng. Thế nhưng phổ quát cho cái đại họa từ miệng phải dẫn chứng điển hình là những kẻ luôn dùng mồm thêu dệt, đặt điều, xuyên tạc, vu cáo về nền chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam. Đại nghiệp trướng mà họ tạo ra được ngụy tạo bợm trợn bằng danh từ “yêu nước”. Kể cũng lạ, từ cổ chí kim, những kẻ phản bội Tổ quốc lịch sử điểm tên không ít. Nhưng “yêu nước” bằng “cái mồm” thì thật lạ lẫm và khôi hài. Vậy “cái mồm yêu nước” được hiểu như thế nào?
Trước hết, “cái mồm yêu nước” là một cụm danh từ mang tính trượng trưng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là internet và công nghệ truyền thông, cái mồm không chỉ được hiểu theo đơn nghĩa là một bộ phận của cơ thể người. Ở đây, mồm chính là con người, nhóm người và hệ thống công cụ, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động xuất ngôn của con người, nhóm người đó. Ví dụ: toàn bộ phát ngôn của nhóm Việt Tân, đài RFA, RFI... (hải ngoại) và NO-U, hội anh em dân chủ, câu lạc bộ bầu bí tương thân... (quốc nội) được gọi chung là “cái mồm”.
Tiếp đó, “cái mồm yêu nước” thể hiện tất thảy bản chất xấu xa, đen tối trong mọi hoạt động do những kẻ mang danh “yêu nước” tiến hành với Tổ quốc Việt Nam. Có thể nói, để liệt kê hết các thủ thuật chiếm đoạt sự mơ hồ, nhẹ dạ của một số người dân do các nhóm hải ngoại và quốc nội kể trên thực hiện thì có đến mấy đêm cũng chẳng hết. Tốt nhất là chỉ nên điểm qua như: Dùng “cái mồm yêu nước” để phá hoại sự đoàn kết, thống nhất dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa lương và giáo, giữa đồng bào trong nước và kiều bào; vu cáo lực lượng công an nhân dân, xuyên tạc mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; vận động dân biểu, nghị sĩ một số nước phương Tây vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; Kích động người dân không hiểu biết tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự... Từng ấy thôi, cũng đủ để vạch trần, bóc tách cái mồm hôi hám, khắm khựa của bè lũ phản bội Tổ quốc.
Từ bản chất hành vi xấu xa, đi ngược lại lợi ích chung của đất nước và nhân dân Việt Nam do “cái mồm yêu nước” thực hiện cho thấy:
Một là, tuyệt đối không nghe, không tin, không làm theo những gì “cái mồm yêu nước” xuất ngôn.
Hai là, tẩy chay, lên án mạnh mẽ, xóa bỏ, triệt tiêu “cái mồm yêu nước” khỏi đời sống xã hội đất nước.
Ba là, trách nhiệm xây dựng đất nước bằng hành động cụ thể của lao động, sản xuất, học tập nhằm đập tan các luận điệu “yêu nước bằng cái mồm” của bè lũ bán nước, theo chân ngoại bang chống dân tộc.
Việt Tân
Một con chim Gáy gặp một con Cú Mèo.
Chim Gáy hỏi:
- Chị định đi đâu đó?
Cú Mèo nói:
- Tôi sắp đi sang ở bên hướng đông rồi.
Chim Gáy liền hỏi:
- Tại làm sao chị phải ra đi?
Cú Mèo trả lời:
- Ở đây, thiên hạ ghét tiếng kêu của tôi, nên tôi phải tìm đường sang bên ấy.
Chim Gáy lại nói:
- Hay là chị có thể đổi tiếng kêu của mình được không? Chị không đổi tiếng kêu thì sang bên ấy, thiên hạ nghe tiếng kêu của chị cũng lại ghét bỏ mà thôi. Đâu cũng vậy mà!
- Cứ như ý chị, chi bằng tôi rút cổ, thu cánh lại im lặng suốt đời là khỏi đi đâu.


TRE VIỆT NAM

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau...
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Nguồn: Nguyễn Duy, Cát trắng, Nxb Quân đội nhân dân, 1973)













(NGUỒN INTERNET)
Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem