Thời Xuân Thu, Ngô Vương là một vị vua vô cùng ngang ngược, các vị đại thần đều khó mà thuyết phục được ông.
Một lần, Ngô Vương chuẩn bị tấn công nước Sở, nói rằng nếu ai can gián thì sẽ giết chết người đó. Các vị đại thần biết được tin này đều rất lo lắng, bởi nếu nước Ngô đem quân đi đánh giặc nước khác thì chính nước Ngô có thể bị một nước khác mạnh hơn tấn công. Thế nhưng, không vị đại thần nào dám can ngăn Ngô Vương.
Trong số các vị đại thần, có một người tính tình chính trực. Trở về nhà, ông vẫn lo lắng không yên về chuyện này, nhưng không biết phải can ngăn vua như thế nào. Ông sốt ruột đi đi lại lại trong hoa viên. Bỗng nhiên, ông nhìn thấy một con bọ ngựa đang rình bắt một con ve sầu, đằng sau bọ ngựa có một con chim sẻ đang nhìn chằm chằm vào nó. Nhìn cảnh ấy, ông liền nghĩ ra một cách để khuyên can vua.

Sáng sớm hôm sau, vị đại thần đến ngự hoa viên. Khi Ngô Vương đi tới, ông giả vờ không trông thấy, trong tay cầm một cái súng bắn chim, nhìn chăm chú vào một cái cây. Ngô Vương rất tức giận, hỏi:
- Mới sáng ra khanh đã đến đây làm gì? Tại sao nhìn thấy bản vương mà không quỳ?
Vị đại thần làm ra vẻ vừa nhìn thấy nhà vua, vội vàng nói:
- Vừa rồi thần mải nhìn con ve sầu và bọ ngựa trên cây nên không biết bệ hạ đến. Xin bệ hạ thứ tội.
Ngô Vương tha tội vô lễ cho ông ta, tò mò hỏi:
- Con ve sầu bà bọ ngựa trên cái cây này có gì đáng để xem vậy/
Vị đại thần đáp:
- Thần nhìn thấy một con ve sầu đang uống sương, không đề phòng một con bọ ngựa đang cong mình chuẩn bị tấn công nó. Nhưng con bọ ngựa không ngờ rằng có một chú chim sẻ cũng đang rình bắt mình, còn con chim sẻ lại không biết rằng trong tay thần đang cầm súng bắn chim định bắn nó.
Ngô Vương nghe xong, ngẫm nghĩ rồi cười:
- Ta đã hiểu ý của khanh rồi.
Cuối cùng, Ngô Vương quyết định không tấn công nước Sở nữa.
Lời bàn:
Nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không tính đến cái hoạ ẩn nấp phía sau thì sẽ khiến mình rơi vào cái thế hiểm nguy.
(Theo: Tình yêu đến từ trái tim.vn)
Ngày 02/5/2014, Trung Quốc neo đậu giàn khoan HD981 cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Với hành động đó, Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng quyền thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hành động thô bạo, phi nghĩa của Trung Quốc bị dư luận lên án mạnh mẽ không chỉ Việt Nam mà chính giới các nước, các học giả, báo chí nhiều nước trên thế giới đều phản đối.
Nhân dân Việt Nam với truyền thống yêu nước nồng nàn đã có những hành động bày tỏ cảm xúc trước hành động xâm phạm quyền thuộc chủ quyền Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, lòng yêu nước nồng nàn đó cần được thể hiện đúng lúc, đúng chỗ và với một lý trí tỉnh táo, thông minh chính trị. Nếu không, tác dụng sẽ ngược lại và vô tình sẽ phá hoại những giá trị tốt đẹp mà dân tộc Việt Nam đang có, mắc vào “bẫy” của Trung Quốc và bọn phản động chống Việt Nam bên ngoài. Lòng yêu nước khác với “lợi dụng lòng yêu nước" để xâm phạm hòa bình, ổn định, đoàn kết toàn dân tộc.
Trong thời khắc nóng bỏng này, lòng yêu nước – những điều nên và không nên:
5 - NÊN:
1. Tuyệt đối chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc đấu tranh với hành động Trung Quốc xâm phạm quyền thuộc chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tất cả hành động của mỗi người dân đều tuân thủ các chỉ dẫn, quy định do Đảng, Nhà nước ban hành.
2. Tuyên truyền để mọi người hiểu đúng, hiểu khách quan thực tế tình hình trên biển Đông và chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Kiên quyết đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam, kích động gây rối an ninh trật tự, phá hoại sự đoàn kết dân tộc…
3. Tập trung lao động sản xuất kinh doanh, học tập nâng cao tri thức, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế xã hội, làm giàu mạnh cho đất nước. Đó sẽ là cơ sở vững chắc, dài lâu trong công cuộc đấu tranh pháp lý, dư luận với Trung Quốc. Nếu dân không giàu, nước không mạnh thì làm việc gì cũng khó.
4. Đoàn kết toàn dân tộc dưới lá cờ vinh quang của Tổ quốc. Mỗi người dân có trách nhiệm quảng bá, tạo dư luận đúng đắn về hành động Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với Việt Nam. Định hướng dư luận và tạo dư luận trên cơ sở hiểu biết pháp luật quốc tế.
5. Đóng góp tinh thần và vật chất cụ thể, thiết thực với các chương trình, quỹ vì biển đảo quê hương, ủng hộ ngư dân bám biển. Đề xuất các sáng kiến gửi Chính phủ trong công cuộc giữ vững quyền chủ quyền trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
5 - KHÔNG NÊN:
1. Không nên nghe theo bọn phản động bên ngoài như Việt Tân hay nhóm NO-U… kích động biểu tình, tham gia tụ tập đông người dưới danh nghĩa “yêu nước” nhưng thực chất là âm mưu gây bạo loạn xã hội, gây rối trật tự, chống lại hòa bình, ổn định của đất nước.
2. Không tham gia các hoạt động đập phá nhà xưởng hay tẩy chay công dân Trung Quốc. Vì các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Trung Quốc, công dân Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam không liên quan tới hành động của Chính phủ Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu bị kích động như vậy, sẽ tự hủy hoại sự ổn định, làm thiệt hại kinh tế của chính người dân, của đất nước Việt Nam và làm xấu đi hình ảnh của một đất nước Việt Nam anh hùng, yêu hòa bình, nhân văn.
3. Không nên tuyên truyền thiếu tri thức, không dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, thiếu định hướng đúng đắn sẽ là hành động tự gây hại cho Việt Nam, tạo cớ cho Trung Quốc vu cáo Việt Nam và tạo bất lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh dư luận, pháp lý với Trung Quốc về vấn đề giàn khoan HD981.
4. Không nên mất bình tĩnh, hành động theo cảm xúc chủ quan, thiếu định hướng đúng đắn trước việc Trung Quốc xâm phạm quyền thuộc chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
5. Không nên tiếp nhận các thông tin không chính thống bên ngoài như trên các Website RFA, RFI… Vì đó là những công cụ tuyên truyền của bọn phản động chống nước, hòng dẫn dắt nhận thức sai lệch của người dân, phá hoại sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Vấn đề của dân tộc Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam hiểu rõ hơn bất cứ kẻ nào bên ngoài đang xuyên tạc, vu cáo sự thật.
Yêu nước! Tất cả mọi người dân Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng đều tiếp nối hào khí anh hùng của Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… và hơi thở của thời đại Hồ Chí Minh đều có một lòng nồng nàn yêu nước, đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam đều rất thông minh, sáng tạo và nằm trong khối đại đoàn kết vững chắc. Trong thời đại ngày nay, chúng ta không thể yêu nước chỉ theo những cảm xúc nhất thời do bị kích động bởi những kẻ xấu nhân danh “yêu nước” mà hành động thiếu suy nghĩ. Chúng ta – mỗi người dân Việt Nam cần yêu nước bằng cả lý trí và trái tim!
                                                                          (Theo Việt Tân, nguoiconyeunuoc)


Trung Quốc đã chỉ trích một tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN kêu gọi một nghị quyết hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.


Đài NHK của Nhật Bản ngày 12/5 đưa tin với tiêu đề "Trung Quốc cự tuyệt ASEAN", trong đó nói rằng Trung Quốc đã chỉ trích một tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN kêu gọi một nghị quyết hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. 

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh

Lần đầu tiên trong 20 năm qua, 10 nhà lãnh đạo ASEAN đã ra tuyên bố chung hôm 11/5 sau hội nghị thượng đỉnh ở Myanmar, mà trọng tâm của nó thảo luận về việc Trung Quốc điều giàn khoan HD981 tới hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
 
Hàng chục tàu hộ tống giàn khoan của Trung Quốc, gồm cả tàu quân sự, đã bắn vòi rồng công suất lớn, đâm thẳng vào các tàu công vụcủa Việt Nam đang nỗ lực ngăn chặn giàn khoan HD981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam. 
 
Tuy nhiên, ngày 12/5, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng cho rằng vấn đề Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. 
 
Hoa Xuân Oánh nói, Trung Quốc phản đối cái họ gọi là "nỗ lực của các quốc gia khác sử dụng vấn đề này để làm tổn hại đến tinh thần chung của tình hữu nghị và hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN". 

Bà Oánh lý luận, cả ASEAN và Trung Quốc đều cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông, thậm chí khẳng định Trung Quốc muốn thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC?!  

 
Người dânViệt Nam biểu tình phản đối giàn khoan HD981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Bằng giọng điệu xuyên tạc với nỗ lực đánh lạc hướng dư luận, bà Hoa Xuân Oánh đổ lỗi cho Việt Nam thúc đẩy ASEAN ra tuyên bố chung cũng như "quấy rối" các tàu của Trung Quốc bất chấp các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang xâm phạm vùng biển của Việt Nam.

"Việt Nam đang cố gắng giật dây các bên khác và gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng sẽ không đạt được mục tiêu của mình. Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể thấy rõ tình hình, bình tĩnh đối mặt với thực tế và ngăn chặn quấy rối các hoạt động của Trung Quốc", bà Hoa Xuân Oánh vu cáo.

Tuy nhiên, Reuters dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm 11/5 khẳng định, Việt Nam đã hành động với "sự kiềm chế tối đa" và sử dụng tất cả các phương tiện đối thoại để yêu cầu Trung Quốc gỡ bỏ các giàn khoan. Thủ tướng nói rõ rằng Trung Quốc đã vu khống Việt Nam và có các hành vi nguy hiểm

Trung Quốc còn đổ lỗi cho Mỹ gây căng thẳng ở Biển Đông bằng cách khuyến khích các quốc gia khác có hành vi nguy hiểm và cho rằng truyền thông không nên thổi phồng tình hình và Bắc Kinh với ASEAN có khả năng và quyết tâm để cùng duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 

Bà Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "rất quan tâm" đến các cuộc biểu tình yêu cầu nước này và đã yêu cầu Việt Nam thực hiện tất cả các biện pháp có sẵn để đảm bảo sự an toàn của công dân Trung Quốc và các tổ chức tại Việt Nam./.
(Theo báo GDVN)
JenPsaki - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ
Ngày 1/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên bấp chấp luật pháp quốc tế và các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, phá vỡ các tuyên bố, Hiệp ước, Hiệp định về Biển Đông để đưa giàn khoan Hải Dương – 981 xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Giàn khoan HD-981 với khoảng 80 tàu hộ tống, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: tàu hộ vệ tên lửa 534, tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh 753; 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính; cùng nhiều tàu vận tải, tàu cá; ngoài ra, hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Tất cả cho thấy, Trung Quốc đang hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông theo kiểu “Luật Rừng”.
Trước hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt nam do Trung Quốc gây hấn. Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đã có những phản ứng kiên quyết, hành động thiết thực phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng hành cùng Việt Nam, chính giới các nước và dư luận thế giới đã có những phản ứng bày tỏ quan ngại, phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, phá hoại hòa bình, ổn định khu vực và trên thế giới.
          Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore… đồng loạt bày tỏ quan ngại trước hành động đơn phương gây hấn của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Sáu nghị sĩ Hoa Kỳ đã gọi hành động của Trung Quốc là "gây hấn", "gây rắc rối" và "đe dọa tự do thương mại toàn cầu". Ngày 7 tháng 5 năm 2014 Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng. Hành động đơn phương này là một phần trong trong kế hoạch hành động lớn hơn của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ở những khu vực lãnh thổ tranh chấp theo cách làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi cũng rất quan ngại về cách làm nguy hiểm này cũng như sự đe dọa của tàu đang hoạt động trong khu vực này. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hãy hành động một cách thận trọng và chuyên nghiệp, duy trì tự do hàng hải, kiềm chế và giải quyết các tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế."
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 12/5 tuyên bố: "Chúng tôi muốn nhìn thấy một bộ quy tắc ứng xử được thiết lập, muốn vấn đề này được giải quyết hòa bình bằng Luật Biển, thông qua trọng tài hoặc các biện pháp khác, chứ không phải bằng trực đối đầu trực tiếp và hành động gây hấn".

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Myanmar hôm 11/5, các lãnh đạo ASEAN đã ra một tuyên bố kêu gọi các bên liên quan không sử dụng vũ lực hoặc làm leo thang căng thẳng trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cũng đồng tình với mong muốn của ông Kerry về việc ASEAN và Trung Quốc nhất trí về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông - một nỗ lực nhằm giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và 5 bên liên quan: "Chúng ta cần một phương án mà tất cả các bên giải quyết các tranh chấp và bất đồng theo cách các bên đều có thể chấp nhận được".
Không chỉ dừng lại ở phát ngôn Ngoại giao của Chính phủ nhiều nước, mà báo chí, học giả, chính trị gia nhiều nước trên thế giới đã có những phát biểu, bình luận khách quan, toàn diện, dựa trên cơ sở khoa học và pháp lý, khẳng định thẳng thắn, rõ ràng sự phi lý, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam.
Báo The New York Times, trong một bài xã luận bày tỏ quan điểm chính thức của tờ báo nhan đề "Trouble in the South China Sea" đăng ngày 9 tháng 5, ủng hộ quan điểm của Việt Nam, cho rằng luận điệu của Trung Quốc không thuyết phục, và kêu gọi Việt Nam và các nước láng giềng có sự phản ứng thống nhất đối với "hành động gây hấn" của Trung Quốc.
Trên báo Asahi Shimbun – một tờ báo lớn và uy tín nhất của Nhật Bản, trong một bài xã luận đăng ngày 9 tháng 5, kêu gọi phía Trung Quốc phải "lập tức chấm dứt" hoạt động khai thác dầu mỏ trên Biển Đông, và cho rằng hành động của Trung Quốc là "không thể chấp nhận được". Tờ báo đồng ý với quan điểm của Việt Nam rằng địa điểm khai thác hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và cho rằng Trung Quốc không có quyền đơn phương khai thác trong khu vực tranh chấp.
Tờ The Christian Science Monitor, một tờ báo lớn của Hoa Kỳ, trong một bài xã luận đăng ngày 8 tháng 5, ví các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông với các hành động của Nga tại Ukraina. Tờ báo cho rằng Việt Nam, như Ukraina, là đối tượng bị cường quốc láng giềng xâm chiếm vì các nước này không tham gia liên minh tương trợ quân sự với các nước dân chủ ở châu Á và châu Âu. Tờ báo kêu gọi Việt Nam dân chủ hóa, tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm, để gia nhập các khối liên minh quân sự thì mới khỏi bị Trung Quốc dòm ngó.

Tờ Oman Tribune, một tờ báo tiếng Anh có ảnh hưởng tại Oman, trong một bài xã luận, cho rằng Trung Quốc là phía gây hấn trong việc thay đổi hiện trạng bằng cách đưa giàn khoan khai thác vào. Tờ báo cho rằng "Bắc Kinh không qua mắt được ai trong việc đổ trách nhiệm về căng thẳng vào Hoa Kỳ".
Tờ The Washington Post, một tờ báo lớn có ảnh hưởng xuất bản tại thủ đô Hoa Kỳ, trong một bài xã luận đăng ngày 12 tháng 5, đánh giá tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại nơi đặt giàn khoan là "mỏng manh" hơn Việt Nam và cho rằng bản đồ chín đoạn của Trung Quốc là "táo bạo". Tờ báo cho rằng Trung Quốc có những hành động đơn phương vì họ tính toán rằng các hành động đó sẽ không đem lại sự chống cự có ý nghĩa từ các nước láng giềng hay Hoa Kỳ. Tờ báo cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động đơn phương trong khu vực cho đến khi gặp phải chống cự có phối hợp trên phương diện ngoại giao hay quân sự.
Tờ Financial Times, một tờ báo tài chính lớn xuất bản tại Anh, trong một bài xã luận đăng ngày 13 tháng 5, cho rằng "Bắc Kinh rõ ràng chịu trách nhiệm chính về việc đột ngột tăng căng thẳng", nhưng cũng kêu gọi "Việt Nam nên cảnh giác để khỏi châm ngòi một cuộc chiến với Trung Quốc, khi xét đến sức mạnh quân sự của Trung Quốc". Tờ báo cho rằng phản ứng của ASEAN là "yếu đuối" và kêu gọi các nước có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông ngưng khai thác dầu mỏ trong vùng biển tranh chấp hoặc chia sẻ chiến lợi phẩm.
Ông Andrew Billo, học giả chuyên nghiên cứu về khu vực Đông Nam Á thuộc Hội châu Á khẳng định: "Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 thăm dò dầu khí vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam là sự vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam theo Công ước luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982".
Tướng Daniel Schaeffer, nguyên Tùy viên quân sự Pháp tại Việt Nam và Trung Quốc, nguyên cố vấn của Bộ Quốc phòng Pháp và là một nhà nghiên cứu về Biển Đông có uy tín khẳng định: “Hành động này là một bước đi mới trong tổng thể các hành động nhằm độc chiếm Biển Đông bằng đường chín đoạn mà Trung Quốc đã đưa ra trước đó”.
Ông Daniel Schaeffer
Theo chuyên gia Ernest Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Mỹ, ngoài việc vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), hành động đơn phương của Trung Quốc là trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) mà Trung Quốc với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã thông qua năm 2002. GS Carl Thayer, cố vấn Học viện Quốc phòng Úc và là giáo sư tại Đại học New South Wales, cho đó là "hành động khiêu khích, xâm phạm vùng biển đặc quyền này của Việt Nam theo luật pháp quốc tế."
Như vậy, rõ ràng hành vi xâm phạm thô bạo chủ quyền Việt Nam từ phía Trung Quốc đã vấp phải dư luận phản đối gay gắt trên toàn thế giới, không chỉ chính giới các nước, mà các nhà nghiên cứu, học giả, luật gia… Mọi ý kiến đều khẳng định sự phi pháp của phía Trung Quốc, ủng hộ các hoạt động chính đáng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Phía Trung Quốc cần hành xử có trách nhiệm, dựa trên cơ sở pháp luật quốc tế, xứng đáng với vai trò là một trong năm Ủy viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Trung Quốc không thể đi ngược lại xu thế hòa bình, ổn định và văn minh của nhân loại.
(Nguồn: theo Việt Tân, người con yêu nước)
Ngày 13/5, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định việc Trung Quốc có các hành động khiêu khích, gây căng thẳng ở Biển Đông là quan điểm của nhìn nhận của nhiều nước.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu trong cuộc họp báo hàng ngày tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki phủ nhận cáo buộc từ phía Trung Quốc nói rằng sự can dự của Mỹ vào những diễn biến mới nhất ở Biển Đông làm phá hoại hòa bình và ổn định ở khu vực. 

Trả lời câu hỏi của một phóng viên Trung Quốc rằng Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đánh giá các căng thẳng ở Biển Đông không phải do Trung Quốc, Mỹ đã thổi phồng câu chuyện, đồng thời kêu gọi Mỹ phải thận trọng hơn khi phát ngôn, bà Jen Psaki trả lời rằng việc khẳng định Trung Quốc khiêu khích gây căng thẳng ở Biển Đông không chỉ là của Mỹ mà còn là quan điểm của nhiều nước. Bà nói: "Tôi cũng xin nhắc lại hành động khiêu khích đơn phương này nằm trong chuỗi hành động chiến lược của Trung Quốc nhằm thôn tính các vùng biển tranh chấp. Chẳng có lý do nào để cho rằng các quan điểm của Mỹ làm xói mòn hòa bình và ổn định ở khu vực. Hơn nữa, ngoài Mỹ cũng có rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới cùng có cách nhìn như thế".

Bà Psaki cho biết Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh trong ngày 11/5. Trong cuộc đàm thoại, ông Kerry bày tỏ quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông, kêu gọi kiềm chế và một lần nữa lại chia sẻ quan điểm cho rằng các hành động của Trung quốc là khiêu khích. "Như vậy là Ngoại trưởng Kerry đã điện đàm với cả Ngoại trưởng Trung Quốc và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, tại đó ông đã bày tỏ quan điểm các tranh chấp cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình", bà Psaki cho biết.

Trước đó, ngày 12/5, cùng với nhiều Việt kiều ở bang California, các bô lão đại diện cho Hội Đền Hùng của thành phố San Jose, bang California, tuổi từ 78 đến 94, không ngại tuổi cao sức yếu và đường xá xa xôi, gần 100km, đã đến trước cửa tòa Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố San Francisco, bang California, để trao lá thư và tọa kháng 4 tiếng đồng hồ, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều phản đối Trung Quốc xâm lấn vùng biển của Việt Nam.

Bức thư của các bô lão Hội Đền Hùng do Chánh Hội trưởng Bửu Đăng ký gửi các nhà lãnh đạo Trung Quốc viết: “Chúng tôi là những bô lão thuộc Hội Đền Hùng hải ngoại San Jose, bang California, xin trân trọng có thư này kính gửi Ngài Chủ tịch nước CHND Trung Quốc rằng, bằng việc dựng giàn khoan Hải dương-981 trong vùng lãnh hải Việt Nam, quý quốc lại một lần nữa cố tình vi phạm Công ước quốc tế về lụât biển (UNCLOS) năm 1982. Lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam đã được cha ông chúng tôi khai phá lập quốc với bao xương máu, do vậy việc bảo tồn nguyên vẹn lãnh thổ là trách nhiệm chung của mọi người dân nước tôi, bất kể đang cư ngụ ở nơi đâu trên thế giới, trách nhịêm này luôn được chúng tôi chấp hành… Tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân Việt Nam chúng tôi ở hải ngoại cũng như quốc nội ngày nay cũng chẳng kém gì các tiền nhân của chúng tôi ngày xưa như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Nguyễn Huệ… Chúng tôi yêu cầu quý quốc bỏ ngay ý định thôn tính hay lấn chiếm lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải các lân bang; tôn trọng lụât hàng hải và lụât biển quốc tế; thực hiện ý nguyện chung sống hòa bình; tức khắc di chuyển giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi hải phận Việt Nam. Chúng tôi xin nguyện cầu thế giới hòa bình, muôn dân an lạc”. 

Ngoài bức thư trên, hàng trăm tờ rơi bằng tiếng Anh và tiếng Trung với các nội dung đòi Trung Quốc rút khỏi lãnh hải Việt Nam, đòi Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi phạm vi lãnh hải Việt Nam, đòi Trung Quốc phải tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS) cũng đã được phát ra cho du khách đi ngang qua khu tòa nhà Tổng lãnh sự quán Trung Quốc và đa số đã đồng tình ủng hộ. Nhiều người Mỹ gốc Hoa đã đứng lại đọc bản tuyên ngôn 1.000 năm trước của danh tướng Lý Thường Kiệt. Các bô lão Hội Đền Hùng San Jose dự định sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tọa kháng vào thứ Hai hàng tuần cho tới khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Hội Đền Hùng San Jose, một tổ chức thiện nguyện phi chính trị do những người Mỹ gốc Việt ở San Jose thành lập đã 30 năm nay để thờ Quốc Tổ Hùng Vương và những người có công dựng nước, giữ nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo...
                                                                                    (Theo TTXVN)

Nhiều người ủng hộ việc một khách sạn ở Nha Trang quyết định không phục vụ khách Tàu, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cách phản ứng này là cực đoan. Trong khi đó, khách Việt Nam cũng lục đục hủy tour đi Trung Quốc.

“Chúng tôi sẽ không phục vụ du khách Trung Quốc trừ khi Chính phủ của các bạn đưa giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam”, một khách sạn 3 sao ở Nha Trang vừa dán thông báo này tại bàn bảo vệ và quầy lễ tân.
Trên Dân Việt, giám đốc khách sạn này cho hay do rất bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải dương - 981 trong vùng biển Việt Nam nên đã hành động như vậy. Sau khi dán thông báo, khách sạn đã từ chối một đoàn khách Trung Quốc khảo sát du lịch Việt Nam vào mùa hè này.
Tương tự, trên bàn một quán giải khát thường phục vụ khách nước ngoài ở Nha Trang cũng đặt những tấm bảng thông báo tương tự “Không phục vụ người Trung Quốc trừ khi Chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan HD981 ra khỏi vùng biển Việt Nam” bằng tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh.
giàn-khoan, Trung Quốc, HD981, tẩy-chay, khách-sạn, Nha-Trang, yêu-nước
Một khách sạn ở Nha Trang nói không với khách Trung Quốc (ảnh Dân Việt)
Việc phản đối này, theo các luật sư, là không phạm luật. Mục đích việc từ chối phục vụ khách hàng người Trung Quốc để phản đối hành động sai trái của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam. “Nói về luật không sai, ở đây không sai cả về lý và tình”, một luật sư nói trên báo GDVN.
Từ khi Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan Hải dương - 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, trên các trang mạng xã hội cũng đồng loạt kêu gọi tẩy chay dùng hàng Trung Quốc hoặc “đóng cửa”, không tiếp khách Tàu. Chẳng hạn, không dùng điện thoại rẻ xuất xứ Trung Quốc, quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng... cho đến không xem phim Tàu. Chủ một cửa hàng bán tranh cổ động ở Hàng Bạc cũng cho hay ngay từ khi biết tin, chị đã yêu cầu nhân viên không tiếp chuyện, không bán hàng cho khách Hoa. Mỗi ngày, chị đưa lên trang cá nhân một bức tranh cổ động nói về tinh thần yêu nước, đoàn kết, quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Cũng trong làn sóng kêu gọi tẩy chay, khách du lịch Việt cũng lục đục bỏ tour đi Trung Quốc. Báo Tuổi trẻ đưa tin, nhiều công ty du lịch có khai thác tour du lịch Trung Quốc tại TP.HCM cho hay số lượng khách bỏ tour ngày càng tăng. Sau sự việc Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh trong vùng biển Việt Nam cách đây 2 năm, số lượng khách Việt sang đây vừa nhen nhóm tăng trở lại nay có nguy cơ sụt giảm mạnh.
“Khách mua tour sang Trung Quốc ở công ty này mấy ngày liên tục đã giảm hẳn và ngày nào cũng có khách thông báo bỏ tour”, giám đốc một DN lữ hành tại TP.HCM nói.
Thậm chí, đã có khách bỏ chỗ, không ra sân bay làm thủ tục đi tới các thành phố của Trung Quốc.
Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ việc không phục vụ khách Trung Quốc, không dùng hàng do Trung Quốc sản xuất, cho rằng đó là thể hiện sự yêu nước, thái độ cương quyết với hành động ngang ngược của “nước láng giềng phương Bắc”, cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng, không nên phản ứng một cách cực đoan như vậy.
Một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, nhận xét, trong các gia đình Việt Nam từ nghèo đến giàu, chẳng có gia đình nào mà trong nhà không có đồ dùng hay linh kiện Tàu. Các nước khác trên thế giới cũng vậy. Hàng Trung Quốc xuất hiện, được sử dụng ở khắp nơi.
Vấn đề là, “thấy nhiều người kêu gọi tẩy chay hàng Tàu, nhưng chưa thấy nhà nào mang TV, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, laptop, iPhone, iPad... lắp linh kiện Tàu quẳng ra đường”. Chuyên gia này lo ngại, nếu không bán hàng và dịch vụ của Việt Nam cho Trung Quốc, thì tới đây, nếu chúng ta không xuất khẩu thủy sản, gạo, trái cây... sang Trung Quốc nữa thì thị trường trong nước sẽ ra sao?
Thể hiện tinh thần yêu nước có nhiều cách, nhưng đừng sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi - nhiều người trên Facebook cảnh báo. Bởi, phần lớn người Trung Quốc vẫn rất yêu chuộng hòa bình và yêu mến Việt Nam.
Ngay trong cuộc biểu tình sáng 11/5, một người Hoa ở Sài Gòn cho rằng anh cảm thấy tổn thương sâu sắc trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương - 981 vào trái phép trên vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, và kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trân trọng những truyền thống quý báu, tốt đẹp của hai nước, hai dân tộc.
Vậy thì, thay vì tẩy chay hay chỉ trích những người Trung Quốc thiện chí, có ý kiến cho rằng nên thông tin cho họ những điều mà chính quyền của họ đang làm với Việt Nam, thay vì thấy chính quyền của họ hành xử thô bạo thì chúng ta cũng đối lại với tương tự với người dân nước họ.
                                                                                    (Nguồn: Theo Ngọc Hà)

Người TQ đặt giàn khoan vào vị trí này là có lý do của họ. Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

Xung đột giàn khoan Hải Dương 981 đang ở đâu?
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Viện Biển Đông: Vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mọi hoạt động khoan thăm dò hay bất cứ hoạt động nào phải có sự cho phép của quốc gia ven biển. Việt Nam chưa hề cho phép TQ thực hiện các hoạt động như vậy. Vì thế tôi khẳng định TQ vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việc TQ có những hành động như dùng vòi rồng, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay tuần tiễu, và đặc biệt nguy hiểm là các vũ khí đều đang để ở chế độ sẵn sàng, có thể nổ súng bất kỳ lúc nào. Đây hiển nhiên là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với lực lượng chấp pháp có thẩm quyền thuộc chủ quyền Việt Nam.
Không những thế, TQ còn vi phạm tự do và đe dọa an ninh hàng hải, hàng không trong khu vực Biển Đông là kênh hàng hải tấp nập, do đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam mà của tất cả quốc gia trên thế giới.
Giàn khoan, HD-981, Hải Dương-981, biển Đông, ASEAN, Trung Quốc, COC, DOC
Giàn khoan HD 981. Ảnh: nld
Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an: Tại vị trí hạ đặt giàn khoan HD 981 không có tranh chấp gì. Đây là nhà của chúng tôi, người ngoài vào phá nhà chúng tôi chứ không có tranh chấp ở đây. Trong thời gian gần đây, năm nào TQ cũng gây hấn với VN. Dân tộc VN chưa bao giờ được sống yên ổn.
Hy vọng Thủ tướng sẽ có nghị định mới để phủ quyết quyết định thành lập thành phố Tam Sa của TQ. Bởi, những hành động gần đây là một sự xâm lăng cực kỳ nghiêm trọng. Mọi cuộc xâm lăng bằng vũ khí nóng đều kết thúc ở chỗ kẻ đi xâm lược phải rút về, còn xâm lược về pháp lý thì vô cùng nguy hiểm.
Tất cả những lần trước phản ứng của Việt Nam và thế giới đều khác lần này. Những lần trước VN phản ứng chưa tương xứng với hành động gây hấn của TQ. Lần này khác, tại diễn đàn cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có tuyên bố rõ ràng, mạch lạc và kiên quyết thể hiện thái độ của VN và kêu gọi quốc tế ủng hộ.
Lần đầu tiên trong ba thập kỷ, chưa bao giờ phía VN có phản ứng kiên quyết như vậy, rất cần thiết và đúng đắn. Cũng chưa bao giờ trong ba thập kỷ, cộng đồng quốc tế lên tiếng kịp thời, kiên quyết phản đối hành động ngang ngược của TQ như vậy.
Ngay hồi năm ngoái, khi TQ thành lập cái gọi là 'vùng cấm bay' trùm lên cả đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý và hai hòn đảo Hàn Quốc với diện tích 2300km2 vẫn chưa dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế như vậy.
Việt Nam làm thế nào để tránh xung đột vũ trang
Bên cạnh sự đồng tình VN phản đối TQ, nhiều người chia sẻ băn khoăn về tương quan lực lượng với TQ lớn, liệu cuộc đấu tranh của VN sẽ thế nào? Tôi cho rằng trong bang giao quốc tế, nước nào cũng có hai nhân tố tạo nên sức mạnh của một quốc gia. Về yếu tố vật chất rõ ràng TQ hơn hẳn VN. Nhưng đấy chỉ là một yếu tố không phải lúc nào cũng quyết định tất cả. Các dân tộc còn có nhân tố thứ hai để bảo vệ mình: văn hóa tinh thần.
Tiếp theo một loạt hành động về giàn khoan HD 981 của TQ. Sáng ngày 13/5/2014 hội thảo quốc tế 'Chia sẻ thông tin về Biển Đông; đã diễn ra tại Hà Nội do Liên hiệp các hội hữu nghị VN tổ chức, với các diễn giả là nhà nghiên cứu và luật sư từ Học viện ngoại giao và quan hệ quốc tế.
Ông Lê Văn Cương: Người Việt Nam có truyền thống hòa hiếu và bao dung, trước kẻ thù, VN hết sức bất khuất sáng tạo, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh; lấy đạo nghĩa thắng hung tàn.
Chúng tôi luôn xem TQ là bạn, và luôn giữ phương pháp đàm phán hòa bình. VN không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc để chống TQ.  VN không bao giờ liên kết với nước nào - kể cả Hoa Kỳ - để chống TQ.
Ông Nguyễn Vũ Tùng GĐ Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao:Những biện pháp VN đã và đang làm là đấu tranh về chính trị, ngoại giao và tuyên truyền đối ngoại. Đã có đường dây nóng giữa Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao TQ Dương Khiết Trì. Những tiếp xúc giữa các cấp trực tiếp xử lý công việc. Các biện pháp ngoại giao để truyền đạt thông tin, lập trường và giải pháp của VN. Giải pháp đầu tiên VN đưa ra là TQ phải rút giàn khoan ra.
Ngoài ngoại giao, thì VN còn có công cụ pháp lý và các công cụ hòa bình khác để theo đuổi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Có thể nói tình hình hiện nay là cực kỳ nguy hiểm, nhưng tôi khẳng định VN không bao giờ tiến hành các biện pháp quân sự trước.
Ông Lê Văn Cương: Tôi lại cho rằng vấn đề của TQ trên Biển Đông không chỉ là kinh tế. Mục tiêu cao hơn của họ là an ninh và chính trị. Dầu mỏ là nguyên nhân nhưng không phải chủ yếu. Người TQ đặt giàn khoan vào vị trí này là có lý do của họ. Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Lúc này TQ đang cần ổn định để đạt được mục tiêu đến năm 2030 sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ. Đây là thời kỳ dồn sức của TQ.
Tôi cho rằng chiến tranh trên Biển Đông là ít khả năng xảy ra, nhưng xung đột trong không gian hẹp như vụ đánh chiếm các đảo chìm của VN năm 1988 là không loại trừ. Chúng tôi vẫn coi TQ là bạn, nhưng VN sẽ không bao giờ từ bỏ các biện pháp khác để bảo vệ chủ quyền.
(Nguồn: theo Hoàng Hường)
Sau khi những thông tin và hình ảnh về việc Trung Quốc dùng tàu quân sự, máy bay để hộ tống giàn khoan HD-981 hạ đặt tại vùng biển của Việt Nam được đăng tải đầy đủ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người dân Trung Quốc và Hong Kong mới nhận ra những mưu đồ của chính nước mình.
Trong dư luận nhân dân Trung Quốc đã xuất hiện những quan điểm trái ngược, những bình luận hiểu biết, tôn trọng sự thật và chỉ ra những mâu thuẫn trong các tuyên bố vô lý, thiếu căn cứ của báo chí Trung Quốc đã nhận được sự đồng tình của đông đảo người quan tâm.

Phát biểu của ông Trình Quốc Bình, một Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và ông, Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và sự vụ biển đảo đã tự mâu thuẫn lẫn nhau.

Theo Giáo dục Việt Nam, có dân mạng tên là bingchenglieshui đưa ra nghi ngờ về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã đặt ra câu hỏi: “Lãnh hải trong đường chín đoạn ở Biển Đông rốt cuộc có phải là của Trung Quốc hay không?”.
Dân mạng tiexue007 cho rằng: “Hiện nay, đường biên giới (đường lưỡi bò) không có khế ước, đương nhiên sẽ không được các nước có liên quan và cộng đồng quốc tế thừa nhận. Đánh không giải quyết được vấn đề gì, chỉ có thể làm cho Trung Quốc càng bị cô lập trên toàn thế giới”. Trong khi đó, dân mạng ddhao999 nhấn mạnh: “Tình hình hiện nay (của Trung Quốc) đã bị động”.
Có dân mạng cho rằng: “Trung Quốc thực sự không có thể diện. Đến nay, tôi không không dám nhìn người nước ngoài nữa. Than ôi, chuyên đi lừa người”. Dân mạng wx1532 kêu gọi chính phủ Trung Quốc cần đem lại một chút “lòng tin” cho người dân.
Về chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, dân mạng ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc cho rằng, “cái của ta là của ta, đề xuất cùng khai thác với người khác đã tự mâu thuẫn, (Trung Quốc) toàn bị động”. (Có lẽ vì như vậy mà hiện nay Trung Quốc bất chấp chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, quyết đem giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò, khai thác dầu khí?).
Dân mạng từ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc bình luận: “Chính phủ Trung Quốc chủ trương đường chín đoạn, thừa nhận Biển Đông có tranh chấp, nhưng đòi hỏi tất cả quyền lợi trong đường chín đoạn. 
Dư luận Hong Kong, Trung Quốc nghi ngờ tuyên bố của Bắc Kinh - Ảnh 2

Bức ảnh khiến dư luận Hồng Kông, Trung Quốc nghi ngờ tuyên bố của nước mình

Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, trên tất cả bản đồ chính thức được xuất bản có đánh dấu đường chín đoạn. Chính phủ Trung Quốc chưa từng giải thích chính thức về địa vị pháp lý và hàm nghĩa của nó, điều này chủ yếu là không kích động vấn đề Biển Đông. 
Nhưng, tất cả tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đều coi các hòn đảo và vùng biển lân cận trong đường chín đoạn là một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc (phi pháp). 
Đối với tính chất của đường chín đoạn truyền thống, cho dù trong nước Trung Quốc cũng có quan điểm khác nhau, cơ bản có mấy loại như ‘thuyết đường biên giới quốc gia’, ‘thuyết vùng nước lịch sử’, ‘thuyết đường phạm vi đảo’. 
Dân mạng đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tự đặt câu hỏi nghi ngờ: “Nói là GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ, đứng đầu thế giới, nói là chi tiêu quân sự của Trung Quốc xếp thứ hai thế giới, như vậy thì quốc thể và nhân cách của Trung Quốc xếp thứ mấy thế giới?”.
Có dân mạng mang tên daye19338 thừa nhận: “Đường lưỡi bò” là do Trung Quốc vẽ ra, các nước xung quanh không thừa nhận. Biển Đông không phải biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng không có căn cứ hải, không quân ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nếu quyết chiến với Mỹ ở Biển Đông, quân đội Trung Quốc không nắm chắc phần thắng.
Có dân mạng cho rằng “chủ trương lãnh hải (của Trung Quốc) bá đạo như vậy có thể được bao nhiêu sự ủng hộ, thực tế một chút đi sẽ tốt hơn không! Đây không phải là một thế giới dựa vào vũ lực để khoe khoang, huống hồ Trung Quốc cũng không có thực lực để đánh cả thiên hạ”.
Dư luận Hong Kong, Trung Quốc nghi ngờ tuyên bố của Bắc Kinh - Ảnh 3

Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hd-981 và cho tàu chiến, máy bay tiêm kích, tàu cảnh sát biển... xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng số cuối tháng 4 đăng bài bình luận của Phó Giáo sư Mike Rowse thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông cho rằng: Lập trường của Trung Quốc không có chỗ đứng trong dư luận quốc tế. Thậm chí ngay cả những nước mà Trung Quốc coi là bạn cũng kiên quyết phản đối tuyên bố chủ quyền trên. Theo ông, cái gọi là đường 9 đoạn (còn gọi là đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền hầu hết biển Đông không thể đứng vững trên cơ sở lịch sử và pháp lý. Ngoài ra về mặt địa lý, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa gần với Việt Nam hơn nhiều so với Trung Quốc đại lục. Chuyên gia này khẳng định: 'Mặc dù không có quyền trong các vấn đề đối ngoại như chính quyền TƯ, người dân Hồng Kông vẫn có mong muốn mạnh mẽ về một giải pháp hòa bình cho bế tắc hiện nay'.
Trước đó, trong bài viết trên blog cá nhân hôm qua, học giả Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu Trung Quốc về biển và luật biển, đã ôn lại truyền thống hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc.
Ông viết: “Từ năm 1947, Trung Quốc tự ý vẽ ra một đường đứt đoạn trên bản đồ Biển Đông, gọi là “Đường 9 đoạn” hay “Đường hình chữ U”, rồi coi đó là “đường biên giới biển truyền thống”. Chính phủ ta (Trung Quốc) chưa bao giờ chính thức giải thích về hàm nghĩa pháp luật của cái đường này… Cần phải nói rõ một điều: vùng nước bên trong “Đường hình chữ U” chiếm tới 80% diện tích Biển Đông không thể nào là 'vùng nước lịch sử' của nước ta (tức Trung Quốc) được. Cái 'đường hình chữ U' này không phải là biên giới biển của Trung Quốc". 
Quy tắc quốc tế cho thấy rõ, giống như biên giới trên đất liền, biên giới trên biển cũng phải là một đường thực tế, không thể là một cái đường ảo. Nếu Trung Quốc cứ kiên trì cái gọi là “Đường 9 đoạn” không có căn cứ pháp luật, không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, sẽ không được các nước xung quanh Biển Đông và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Trung Quốc cần tôn trọng lập trường của các quốc gia ven Biển Đông về thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo tinh thần của Công ước biển LHQ năm 1982”.
(Theo Uyên Minh, doisongphapluat)
Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem