Người TQ đặt giàn khoan vào vị trí này là có lý do của họ. Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Xung đột giàn khoan Hải Dương 981 đang ở đâu?
Bà Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Trưởng khoa Luật Quốc tế, Viện Biển Đông: Vị trí đặt giàn khoan Hải Dương 981 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Mọi hoạt động khoan thăm dò hay bất cứ hoạt động nào phải có sự cho phép của quốc gia ven biển. Việt Nam chưa hề cho phép TQ thực hiện các hoạt động như vậy. Vì thế tôi khẳng định TQ vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Việc TQ có những hành động như dùng vòi rồng, tàu hộ vệ tên lửa, máy bay tuần tiễu, và đặc biệt nguy hiểm là các vũ khí đều đang để ở chế độ sẵn sàng, có thể nổ súng bất kỳ lúc nào. Đây hiển nhiên là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực đối với lực lượng chấp pháp có thẩm quyền thuộc chủ quyền Việt Nam.
Không những thế, TQ còn vi phạm tự do và đe dọa an ninh hàng hải, hàng không trong khu vực Biển Đông là kênh hàng hải tấp nập, do đó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam mà của tất cả quốc gia trên thế giới.
Giàn khoan HD 981. Ảnh: nld |
Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an: Tại vị trí hạ đặt giàn khoan HD 981 không có tranh chấp gì. Đây là nhà của chúng tôi, người ngoài vào phá nhà chúng tôi chứ không có tranh chấp ở đây. Trong thời gian gần đây, năm nào TQ cũng gây hấn với VN. Dân tộc VN chưa bao giờ được sống yên ổn.
Hy vọng Thủ tướng sẽ có nghị định mới để phủ quyết quyết định thành lập thành phố Tam Sa của TQ. Bởi, những hành động gần đây là một sự xâm lăng cực kỳ nghiêm trọng. Mọi cuộc xâm lăng bằng vũ khí nóng đều kết thúc ở chỗ kẻ đi xâm lược phải rút về, còn xâm lược về pháp lý thì vô cùng nguy hiểm.
Tất cả những lần trước phản ứng của Việt Nam và thế giới đều khác lần này. Những lần trước VN phản ứng chưa tương xứng với hành động gây hấn của TQ. Lần này khác, tại diễn đàn cấp cao ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có tuyên bố rõ ràng, mạch lạc và kiên quyết thể hiện thái độ của VN và kêu gọi quốc tế ủng hộ.
Lần đầu tiên trong ba thập kỷ, chưa bao giờ phía VN có phản ứng kiên quyết như vậy, rất cần thiết và đúng đắn. Cũng chưa bao giờ trong ba thập kỷ, cộng đồng quốc tế lên tiếng kịp thời, kiên quyết phản đối hành động ngang ngược của TQ như vậy.
Ngay hồi năm ngoái, khi TQ thành lập cái gọi là 'vùng cấm bay' trùm lên cả đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý và hai hòn đảo Hàn Quốc với diện tích 2300km2 vẫn chưa dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế như vậy.
Việt Nam làm thế nào để tránh xung đột vũ trang
Bên cạnh sự đồng tình VN phản đối TQ, nhiều người chia sẻ băn khoăn về tương quan lực lượng với TQ lớn, liệu cuộc đấu tranh của VN sẽ thế nào? Tôi cho rằng trong bang giao quốc tế, nước nào cũng có hai nhân tố tạo nên sức mạnh của một quốc gia. Về yếu tố vật chất rõ ràng TQ hơn hẳn VN. Nhưng đấy chỉ là một yếu tố không phải lúc nào cũng quyết định tất cả. Các dân tộc còn có nhân tố thứ hai để bảo vệ mình: văn hóa tinh thần.
Tiếp theo một loạt hành động về giàn khoan HD 981 của TQ. Sáng ngày 13/5/2014 hội thảo quốc tế 'Chia sẻ thông tin về Biển Đông; đã diễn ra tại Hà Nội do Liên hiệp các hội hữu nghị VN tổ chức, với các diễn giả là nhà nghiên cứu và luật sư từ Học viện ngoại giao và quan hệ quốc tế.
|
Ông Lê Văn Cương: Người Việt Nam có truyền thống hòa hiếu và bao dung, trước kẻ thù, VN hết sức bất khuất sáng tạo, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh; lấy đạo nghĩa thắng hung tàn.
Chúng tôi luôn xem TQ là bạn, và luôn giữ phương pháp đàm phán hòa bình. VN không bao giờ kích động chủ nghĩa dân tộc để chống TQ. VN không bao giờ liên kết với nước nào - kể cả Hoa Kỳ - để chống TQ.
Ông Nguyễn Vũ Tùng GĐ Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao:Những biện pháp VN đã và đang làm là đấu tranh về chính trị, ngoại giao và tuyên truyền đối ngoại. Đã có đường dây nóng giữa Bộ trưởng Ngoại giao VN Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao TQ Dương Khiết Trì. Những tiếp xúc giữa các cấp trực tiếp xử lý công việc. Các biện pháp ngoại giao để truyền đạt thông tin, lập trường và giải pháp của VN. Giải pháp đầu tiên VN đưa ra là TQ phải rút giàn khoan ra.
Ngoài ngoại giao, thì VN còn có công cụ pháp lý và các công cụ hòa bình khác để theo đuổi công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Có thể nói tình hình hiện nay là cực kỳ nguy hiểm, nhưng tôi khẳng định VN không bao giờ tiến hành các biện pháp quân sự trước.
Ông Lê Văn Cương: Tôi lại cho rằng vấn đề của TQ trên Biển Đông không chỉ là kinh tế. Mục tiêu cao hơn của họ là an ninh và chính trị. Dầu mỏ là nguyên nhân nhưng không phải chủ yếu. Người TQ đặt giàn khoan vào vị trí này là có lý do của họ. Tọa độ đặt giàn khoan đặc biệt quan trọng về vị trí chiến lược. Ở đây có thể quan sát được toàn bộ 2360km bờ biển VN, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Lúc này TQ đang cần ổn định để đạt được mục tiêu đến năm 2030 sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ. Đây là thời kỳ dồn sức của TQ.
Tôi cho rằng chiến tranh trên Biển Đông là ít khả năng xảy ra, nhưng xung đột trong không gian hẹp như vụ đánh chiếm các đảo chìm của VN năm 1988 là không loại trừ. Chúng tôi vẫn coi TQ là bạn, nhưng VN sẽ không bao giờ từ bỏ các biện pháp khác để bảo vệ chủ quyền.
(Nguồn: theo Hoàng Hường)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét