Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu do nhà báo người Pháp Robert Ménard thành lập năm 1985 với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.
         Theo điều tra của 2 nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Đức) tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỉ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarność hằng triệu Đô la Mỹ, và từ Quỹ quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng thuộc vào trong số những nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và "ông hoàng" truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi và nhà tỉ phú François Pinault. Ngoài ra công ty quảng cáo nổi tiếng Saatchi & Saatchi tại New York đều thực hiện miễn phí toàn bộ các hoạt động chung quanh quan hệ công chúng cho tổ chức này.
Vậy, Phóng viên không biên giới có thật sự đúng như cái tên của nó và hoạt động đúng như tôn chỉ, mục đích khi nó ra đời hay không? Tính phi chính phủ có chăng còn nguyên nghĩa khi Phóng viên không biên giới nhận được sự đỡ đầu Mỹ và những nhà tài phiệt phương Tây?
          Hoạt động của RWB những năm qua cho thấy những điểm khuất của tổ chức này. Dư luận quốc tế đã lên án cáo buộc tổ chức RWB, rằng RWB đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng của sự chọn lọc từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong những nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippines, Ả Rập Saudi) hay chính trong Hoa Kỳ.
         Phải chăng, Phóng viên không biên giới chỉ là sự ghép lại vô nghĩa của REPORTERS, WITHOUT và BORDERS? Sự thật thì không biên giới khó có thể vượt qua được dải ngăn cách của đồng đô la Mỹ.
          Dẫn chứng điển hình như:
        (1) Tổ chức Phóng viên không biên giới đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim của hãng Al Jazeera, Sami Al-Haj, đã bị bắt cóc tại Pakistan lúc đang trên đường công tác đến Afghanistan, bị tra tấn và vào ngày 13 tháng 6 năm 2002 bị dẫn về Guantánamo. Sự im lặng cố ý của RWB diễn ra trong khi dư luận thế giới vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia để yêu cầu sự tự do của báo chí đối với trường hợp nhà báo Sami Ai-Haj.
Nhà báo Sami Ai-Haj
           Vào thời điểm tháng 12/2001, Taliban đã mất quyền kiểm soát ở Kandahar, và Al-Hajj cùng với rất nhiều các nhà báo khác cố gắng tìm cách vào Afghanistan từ hướng Pakistan. Tại biên giới Pakistan, Al-Hajj bị tách ra vì nhân viên an ninh biên giới nói rằng "có vấn đề về hộ chiếu". Khi đó các nhân viên tình báo và quân đội Mỹ được lệnh phải bắt giữ một phóng viên quay phim của Đài Al-Jazeera -  người đã ghi hình buổi phỏng vấn với Osama bin Laden tháng 10/2001. Mặc dù hộ chiếu của Al-Hajj ghi rõ vào thời điểm đó anh đang ở Qatar, nhưng cũng không giúp anh thoát khỏi sự bắt giữ của quân đội Mỹ. 7 tháng sau đó trôi qua trong im lặng mà không ai biết tin tức gì về Al-Hajj cho đến khi một nhân viên Hội Chữ thập đỏ mang đến cho vợ của Al-Hajj một bức thư chỉ có vỏn vẹn vài chữ: "Tôi đang ở Guatanamo. Tôi không biết tại sao". Dẫu sao thì chừng đó cũng giúp mọi người biết rằng anh vẫn còn sống -  dù ở một nơi vô cùng nguy hiểm.
          Theo Al-Hajj, lý do anh bị bắt giữ đơn giản chỉ là vì anh làm việc cho Al-Jazeera. Al-Hajj đã nói với tạp chí Time: "Tôi bị thẩm vấn hơn 200 lần, thậm chí ngay trước khi tôi được trả tự do chỉ vài giờ. Và lần nào cũng vậy, tôi đã nói với họ rằng, tôi chỉ là một người quay phim mà thôi". Các câu hỏi thẩm vấn chủ yếu về chuyện nội bộ của Al-Jazeera. Sau khi tra hỏi không thu được thông tin gì, các nhân viên quân sự Mỹ nói với Al-Hajj rằng, Al-Qaeda đã cài gián điệp vào Al-Jazeera và họ muốn anh làm điệp viên hai mang giúp họ giám sát các phóng viên khác, tuy nhiên Al-Hajj đã từ chối.
         Giống như hầu hết 770 nghi phạm khác bị giam giữ tại đây, Al-Hajj chưa từng có cơ hội được bào chữa cho bản thân trước một tòa án hợp pháp. Đến cuối tháng 5/2008, quân đội Mỹ đã trả tự do cho Al-Hajj thông qua trung gian là nhà chức trách Sudan mà không đưa ra bất cứ lời giải thích nào, cũng giống như khi họ bắt giữ anh 6 năm trước đó.
Nhà báo Sami Ai-Haj sau khi ra khỏi nhà tù Cuatanamo
        Giờ đây, khi đã được tự do, Al-Hajj đang viết lại những năm tháng anh bị giam giữ tại Guatanamo. Anh sẽ cho cả thế giới biết về những trải nghiệm của anh về thời gian “tồn tại” - chứ không phải “sống” - dưới cái tên “Phạm nhân số 345”, tiết lộ về cách giấu thức ăn trong các đường ống trong suốt nhiều tháng để tuyệt thực, về lần bị nhốt trong một buồng giam kín suốt 2 tuần mà không được tắm rửa, đánh răng - vì lính gác phát hiện một chiếc đinh sắt ngoài ô cửa sổ phòng giam của anh... Al-Haj nói: "Chính quyền Mỹ chà đạp tất cả các giá trị con người, giá trị đạo đức, giá trị tôn giáo ở Guatanamo". Tại đây, tù nhân bị giam trong các phòng nhỏ chiếu sáng suốt ngày đêm. Các tù nhân bị cô lập hoàn toàn, phải bịt mắt khi di chuyển và cấm tập trung từ 3 người trở lên. Những người bị giam giữ tại Guatanamo còn bị tra tấn dã man như rắc tiêu làm mù mắt, cắt da bằng mảnh kiếng vỡ, đánh bằng dây gai, châm thuốc cho phồng da và lạm dụng tình dục.
        (2) Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của RWB.
Mỹ và NATO công kích Nam Tư
          Ngày 24-3-1999, mặc dù không được HĐBA LHQ chấp thuận, NATO vẫn tiến hành chiến dịch không kích được xem là lớn nhất từ trước đến nay của tổ chức này ở châu Âu. Các máy bay ném bom của NATO đã dội bom vào cả những mục tiêu quân sự và dân sự của Nam Tư, trong đó có cả Kosovo và thủ đô Belgrade, gây hư hại nặng cơ sở hạ tầng và làm hàng nghìn người thiệt mạng. NATO đã công kích vào đài truyền hình quốc gia Nam Tư RTS làm 16 phóng viên thiệt mạng. Cái chết bi thương của 16 phóng viên Nam Tư, chưa một lần được tổ chức Phóng viên không biên giới nhắc đến.
         Trên đây, chỉ là 2 dẫn chứng điển hình cho thấy sự thiếu minh bạch, sự “chọn lọc” cố ý, thiên vị có chủ đích trong các báo cáo, đệ trình và hoạt động của tổ chức Phóng viên không biên giới. Mượn danh tổ chức này, một số kẻ ra sức xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam. Vốn dĩ, Phóng viên không biên giới không phải là thước đo chuẩn cho những giá trị dân chủ, nhân quyền, nên việc sử dụng các tài liệu của tổ chức này là không thuyết phục và thiếu khách quan.
Bùi Quốc Huy

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem