Năm 2013 qua đi để lại nhiều dư chấn, trong đó Edward Snowden như một trận sao băng bay qua bầu trời “nhân quyền kiểu Mỹ”. Cả thế giới ngỡ ngàng, người dân Mỹ bàng hoàng, đồng minh Mỹ bất ngờ trước những hành động lặng lẽ, ngấm ngầm, lâu dài xâm phạm quyền dân sự của công dân (một nội dung của quan trọng của nhân quyền) mà chính phủ Mỹ thực hiện thông qua cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA. Hành động quả cảm, nhân văn của Snowden (cựu nhân viên CIA) như tiếng chuông ngân vang cảnh báo về tình trạng vi phạm nhân quyền của Mỹ.
Kể từ khi cơ quan tình báo Mỹ ra đời cho đến nay, mọi hoạt động của cơ quan này đều phục vụ cho ý đồ của chính phủ Mỹ. Những kế hoạch, âm mưu đen tối, tội ác với nhân loại do Mỹ gây ra thật khủng khiếp, các hé lộ dư luận biết đến chỉ là một phần nhỏ nhoi trong cái thâm cung bí ẩn của CIA và chính phủ Mỹ. Trước Snowden, thế giới được biết đến những sự thật được tiết lộ từ các nhân viên tình báo khác từng phục vụ tại CIA như Vichto Masetti và Gion Mac - nhân viên cục tình báo và nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ với cuốn sách “CIA và bệnh sùng bái tình báo” hay “Cuộc tháo chạy tán loạn” của cựu nhân viên CIA Phrenco Xnep, và “Sự lừa dối kinh khủng” của Rap Macghi…
Từ Snowden của 2013, trở lại lịch sử những năm 1952-1977, đó là thời kỳ Rap Macghi - hoạt động tại cục tình báo trung ương Mỹ CIA. Đối chiếu quá khứ và hiện tại, để củng cố thêm luận điểm cho thấy tính tài phiệt, phi nghĩa, vô nhân đạo của CIA.
Sau 25 năm hoạt động trong CIA, Rap Macghi nhận thấy “CIA đã lừa dối dân chúng và Quốc hội Mỹ về tình hình châu Á”. Ông đã phản kháng ngay trong nội bộ CIA và khi sự phản kháng này càng mạnh mẽ (vì ông “ngày càng nhận thức rõ ràng đã có một sự lừa dối kinh khủng”) thì những người cầm đầu CIA càng thù ghét ông. Cuối cùng, Macghi phải “quyết định rời bỏ CIA và viết một cuốn sách để báo động cho nhân dân Mỹ”. Rap Macghi viết: “Tôi đã làm việc cho CIA ở Việt Nam, và cũng như tất cả các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc xung đột quân sự này, tôi còn giữ lại những vết thương, ít nhất là về tinh thần. Sự căm phẫn của tôi tới mức chỉ bằng cách phanh phui sự thật mới có thể giúp tôi chữa lành những vết thương đó”.
Trong 13 chương của cuốn sách “Sự lừa đối kinh khủng” xuất bản năm 1983, Macghi đã phanh phui toàn bộ hoạt động lừa dối của CIA mà ông chứng kiến, suốt từ khi đặt chân vào CIA cho đến khi rời bỏ nó. Trong lời nói đầu cuốn sách, Macghi cho biết rằng trong thời gian làm việc ở Sài Gòn, có lúc vì quá phẫn uất trước những việc làm bẩn thỉu của CIa, tác giả đã toan tự sát. Nhưng sau đó, ông xác định: “Việc tôi sự sát sẽ chẳng thay đổi được gì cả. Tôi phải sống để kể lại cho mọi người biết tất cả những gì mà tôi đã được biết (về CIA). Đó là nghĩa vụ của tôi đối với nhân dân Mỹ cũng như đối với nhân dân Việt Nam, và trước hết là đối với chính lương tâm mình.
Thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi 1968 
Xin trích đoạn tự bạch của tác giả Rap Macghi - cựu nhân viên tình báo trung ương Mỹ CIA:
“Tôi nhớ lại cái đêm tôi xuýt nữa tự sát để phản đối những tội ác dã man của CIA ở Việt Nam. Trước mắt tôi hiện lên những trại tị nạn mà tôi đã bắt gặp ở khắp mọi nơi, trong đó có đầy những cụ già và những em nhỏ mang trên mình các vết thương khủng khiếp. Máy bay Mỹ đã giội bom xuống xóm làng của họ, phá hủy nhà cửa của họ, để rồi bây giờ họ phải chui rúc trong những túp lều thảm hại. Tôi lại nhớ đến những khuôn mặt trẻ em méo xệch đi vì hãi hùng và đau đớn, nhớ lại mùi khét lẹt của thịt người bị bom napan đốt cháy. Bằng thông tin giả dối của mình và bằng các hoạt động phá hoại của mình, CIA đã góp phần vào việc thực hiện những tội ác đó và những tội ác khác….
Tôi sung sướng vì sắp được về nhà. Đồng thời, tôi nhận thấy rằng tôi chẳng bao giờ còn là tôi khi xưa nữa. Những ước mơ giúp đỡ mọi người của tôi, những khái niệm của tôi về ngành tình báo phải ra sao, sự tôn trọng đối với công việc của tôi, tất cả những gì đem lại niềm vui cho tôi trong cuộc đời, những khái niệm của tôi về danh dự, lòng trung thực, sự tin cậy và tình yêu, tức là tất cả những gì mà tôi đã từng tin và từng lấy đó làm lẽ sống - tất cả những cái đó đã bị Việt Nam làm cho tiêu tan. Những vụ giết người mà CIA gây ra ở Việt Nam và sự mù quáng của CIA đã đầu độc mọi niềm vui trong cuộc sống của tôi, đã làm què quặt tâm hồn tôi. Lòng đầy phẫn nộ và căm thù, tôi hãi hùng nghĩ đến những gì đang chờ đón tôi truong tương lai. Tôi cảm thấy tương lai chỉ báo trước điều dữ và không có lối thoát…”
Trong suốt thời kỳ chiến tranh xâm lược Việt Nam do Mỹ tiến hành (1954-1975), tội ác của chính phủ Mỹ và đồng minh cùng bộ máy ngụy quyền thật tàn khốc. Những đau thương đối với người dân Việt Nam không thể diễn tả bằng lời, và ngay cả những người lính Mỹ, những sĩ quan CIA như Rap Macghi cũng mang trong mình sự tổn thương không thể xóa nhòa. Nếu chính phủ Mỹ tôn trọng quyền con người, nhân quyền được nhận thức và thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm thì có lẽ Mỹ đã không dùng đô là, súng đạn để xâm lược, tấn công, áp trị quốc gia khác. Hiện nay Quốc hội Mỹ, các tổ chức phi chính phủ trên lĩnh vực nhân quyền do Mỹ giật dây liên tục có những phát ngôn, báo cáo thiếu khách quan, thậm chí vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhân quyền chỉ có thể phát triển toàn diện trên một đất nước có chủ quyền, một nền chính trị hòa bình ổn định. Do vậy, mọi mưu toan tài trợ về vật chất, tinh thần cho nhóm những kẻ lưu vong chống phá nhà nước Việt Nam đều là sự tiếp tay trực tiếp cho các hoạt động vi phạm nhân quyền.
Trần Trang Nhung

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem