Cho đến nay, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhà cầm quyền Mỹ dường như chưa từ bỏ ý đồ áp trị đối với nhân dân Việt Nam. Hàng năm, những cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền vẫn được Quốc hội Mỹ nghị sự, thông qua những dự luật nhân quyền hết sức vu cáo, xuyên tạc sự thật và không hề khách quan. Một sự kiện trong 21 năm chiến tranh Việt Nam mà chính phủ Mỹ né tránh, làm ngơ cho cách hiểu về “nhân quyền kiểu Mỹ” đó là cuộc “Thảm sát Mỹ Lai 1968”. Trở lại lịch sử để hiểu rõ bản chất “nhân quyền kiểu Mỹ” như thế nào.
Thảm sát Mỹ Lai hay thảm sát Sơn Mỹ là một tội ác chiến tranh của Lục quân Hoa Kỳ gây ra trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối năm 1969 và ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Hình ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi, Việt Nam 1968
Trong tiếng Anh, vụ thảm sát này có tên My Lai Massacre, Son My Massacre hoặc Pinkville, trong đó Pinkville là tên địa danh của quân đội Hoa Kỳ đặt cho khu vực Mỹ Lai. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.
Chuẩn úy Hugh Thompson
Sự giải cứu những người còn sống sót của người lĩnh Mỹ Thompson.
Chuẩn úy Hugh Thompson, Jr., phi công trực thăng 24 tuổi thuộc đơn vị trinh sát trên không, ngay khi bay qua làng đã chứng kiến cảnh tượng khủng khiếp: Vô số xác người chết, tất cả đều chỉ là trẻ con, phụ nữ và người già, không hề có dấu hiệu của người thuộc độ tuổi tòng quân hay vũ khí ở bất cứ đâu. Đội bay của Thompson tận mắt nhìn thấy đại úy Medina đá và bắn thẳng vào đầu một phụ nữ không có vũ khí (Medina sau này tuyên bố người phụ nữ có mang một quả lựu đạn). Sau khi chứng kiến những cảnh kinh hoàng này, đội bay Thompson cố gắng thực hiện các cuộc điện đàm để cứu những người bị thương. Chiếc trực thăng của họ hạ cánh xuống một cái mương đầy xác người, trong đó vẫn còn người cử động. Thompson đề nghị một sĩ quan cứu người đó ra khỏi cái mương, viên sĩ quan này trả lời anh ta sẽ "giúp họ thoát khỏi nỗi khốn khổ". Cho rằng đây là một câu đùa, chiếc trực thăng của Thompson cất cánh, ngay lúc đó một người của phi đội thốt lên "Chúa ơi, anh ta đang xả súng vào cái mương".
Thompson sau đó nhìn thấy một nhóm dân thường (lại chỉ bao gồm phụ nữ, trẻ em và người già) trong một căn hầm tạm đang bị lính Mỹ tiếp cận. Chiếc trực thăng của phi đội Thompson hạ cánh và cứu được khoảng từ 12 đến 16 người trong căn hầm. Phi đội Thompson sau đó còn cứu được một đứa bé toàn thân đầy máu nhưng vẫn sống sót từ trong cái mương đầy xác người. Thompson sau đó đã báo cáo lại những gì anh nhìn thấy cho chỉ huy của mình, thiếu tá Watke, trong báo cáo Thompson đã dùng những cụm từ như "murder" (giết người) và "needless and unnecessary killings" (sát hại vô cớ và không cần thiết). Báo cáo của Thompson được các phi công và phi đội khác xác nhận.
Năm 1998 tại thủ đô Washington D.C., ba cựu sĩ quan thuộc phi đội Thompson gồm chỉ huy phi đội Glenn Andreotta, phi công Hugh Thompson và xạ thủ Lawrence Colburn đã được trao tặng Soldier's Medal (Huy chương Chiến sĩ) vì hành động ngăn cản đồng đội giết dân thường.

Trích nguồn: Wikipedia


Năm 2013 qua đi để lại nhiều dư chấn, trong đó Edward Snowden như một trận sao băng bay qua bầu trời “nhân quyền kiểu Mỹ”. Cả thế giới ngỡ ngàng, người dân Mỹ bàng hoàng, đồng minh Mỹ bất ngờ trước những hành động lặng lẽ, ngấm ngầm, lâu dài xâm phạm quyền dân sự của công dân (một nội dung của quan trọng của nhân quyền) mà chính phủ Mỹ thực hiện thông qua cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA. Hành động quả cảm, nhân văn của Snowden (cựu nhân viên CIA) như tiếng chuông ngân vang cảnh báo về tình trạng vi phạm nhân quyền của Mỹ.
Kể từ khi cơ quan tình báo Mỹ ra đời cho đến nay, mọi hoạt động của cơ quan này đều phục vụ cho ý đồ của chính phủ Mỹ. Những kế hoạch, âm mưu đen tối, tội ác với nhân loại do Mỹ gây ra thật khủng khiếp, các hé lộ dư luận biết đến chỉ là một phần nhỏ nhoi trong cái thâm cung bí ẩn của CIA và chính phủ Mỹ. Trước Snowden, thế giới được biết đến những sự thật được tiết lộ từ các nhân viên tình báo khác từng phục vụ tại CIA như Vichto Masetti và Gion Mac - nhân viên cục tình báo và nghiên cứu thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ với cuốn sách “CIA và bệnh sùng bái tình báo” hay “Cuộc tháo chạy tán loạn” của cựu nhân viên CIA Phrenco Xnep, và “Sự lừa dối kinh khủng” của Rap Macghi…
Từ Snowden của 2013, trở lại lịch sử những năm 1952-1977, đó là thời kỳ Rap Macghi - hoạt động tại cục tình báo trung ương Mỹ CIA. Đối chiếu quá khứ và hiện tại, để củng cố thêm luận điểm cho thấy tính tài phiệt, phi nghĩa, vô nhân đạo của CIA.
Sau 25 năm hoạt động trong CIA, Rap Macghi nhận thấy “CIA đã lừa dối dân chúng và Quốc hội Mỹ về tình hình châu Á”. Ông đã phản kháng ngay trong nội bộ CIA và khi sự phản kháng này càng mạnh mẽ (vì ông “ngày càng nhận thức rõ ràng đã có một sự lừa dối kinh khủng”) thì những người cầm đầu CIA càng thù ghét ông. Cuối cùng, Macghi phải “quyết định rời bỏ CIA và viết một cuốn sách để báo động cho nhân dân Mỹ”. Rap Macghi viết: “Tôi đã làm việc cho CIA ở Việt Nam, và cũng như tất cả các cựu chiến binh Mỹ trong cuộc xung đột quân sự này, tôi còn giữ lại những vết thương, ít nhất là về tinh thần. Sự căm phẫn của tôi tới mức chỉ bằng cách phanh phui sự thật mới có thể giúp tôi chữa lành những vết thương đó”.
Trong 13 chương của cuốn sách “Sự lừa đối kinh khủng” xuất bản năm 1983, Macghi đã phanh phui toàn bộ hoạt động lừa dối của CIA mà ông chứng kiến, suốt từ khi đặt chân vào CIA cho đến khi rời bỏ nó. Trong lời nói đầu cuốn sách, Macghi cho biết rằng trong thời gian làm việc ở Sài Gòn, có lúc vì quá phẫn uất trước những việc làm bẩn thỉu của CIa, tác giả đã toan tự sát. Nhưng sau đó, ông xác định: “Việc tôi sự sát sẽ chẳng thay đổi được gì cả. Tôi phải sống để kể lại cho mọi người biết tất cả những gì mà tôi đã được biết (về CIA). Đó là nghĩa vụ của tôi đối với nhân dân Mỹ cũng như đối với nhân dân Việt Nam, và trước hết là đối với chính lương tâm mình.
Thảm sát Mỹ Lai, Quảng Ngãi 1968 
Xin trích đoạn tự bạch của tác giả Rap Macghi - cựu nhân viên tình báo trung ương Mỹ CIA:
“Tôi nhớ lại cái đêm tôi xuýt nữa tự sát để phản đối những tội ác dã man của CIA ở Việt Nam. Trước mắt tôi hiện lên những trại tị nạn mà tôi đã bắt gặp ở khắp mọi nơi, trong đó có đầy những cụ già và những em nhỏ mang trên mình các vết thương khủng khiếp. Máy bay Mỹ đã giội bom xuống xóm làng của họ, phá hủy nhà cửa của họ, để rồi bây giờ họ phải chui rúc trong những túp lều thảm hại. Tôi lại nhớ đến những khuôn mặt trẻ em méo xệch đi vì hãi hùng và đau đớn, nhớ lại mùi khét lẹt của thịt người bị bom napan đốt cháy. Bằng thông tin giả dối của mình và bằng các hoạt động phá hoại của mình, CIA đã góp phần vào việc thực hiện những tội ác đó và những tội ác khác….
Tôi sung sướng vì sắp được về nhà. Đồng thời, tôi nhận thấy rằng tôi chẳng bao giờ còn là tôi khi xưa nữa. Những ước mơ giúp đỡ mọi người của tôi, những khái niệm của tôi về ngành tình báo phải ra sao, sự tôn trọng đối với công việc của tôi, tất cả những gì đem lại niềm vui cho tôi trong cuộc đời, những khái niệm của tôi về danh dự, lòng trung thực, sự tin cậy và tình yêu, tức là tất cả những gì mà tôi đã từng tin và từng lấy đó làm lẽ sống - tất cả những cái đó đã bị Việt Nam làm cho tiêu tan. Những vụ giết người mà CIA gây ra ở Việt Nam và sự mù quáng của CIA đã đầu độc mọi niềm vui trong cuộc sống của tôi, đã làm què quặt tâm hồn tôi. Lòng đầy phẫn nộ và căm thù, tôi hãi hùng nghĩ đến những gì đang chờ đón tôi truong tương lai. Tôi cảm thấy tương lai chỉ báo trước điều dữ và không có lối thoát…”
Trong suốt thời kỳ chiến tranh xâm lược Việt Nam do Mỹ tiến hành (1954-1975), tội ác của chính phủ Mỹ và đồng minh cùng bộ máy ngụy quyền thật tàn khốc. Những đau thương đối với người dân Việt Nam không thể diễn tả bằng lời, và ngay cả những người lính Mỹ, những sĩ quan CIA như Rap Macghi cũng mang trong mình sự tổn thương không thể xóa nhòa. Nếu chính phủ Mỹ tôn trọng quyền con người, nhân quyền được nhận thức và thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm thì có lẽ Mỹ đã không dùng đô là, súng đạn để xâm lược, tấn công, áp trị quốc gia khác. Hiện nay Quốc hội Mỹ, các tổ chức phi chính phủ trên lĩnh vực nhân quyền do Mỹ giật dây liên tục có những phát ngôn, báo cáo thiếu khách quan, thậm chí vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhân quyền chỉ có thể phát triển toàn diện trên một đất nước có chủ quyền, một nền chính trị hòa bình ổn định. Do vậy, mọi mưu toan tài trợ về vật chất, tinh thần cho nhóm những kẻ lưu vong chống phá nhà nước Việt Nam đều là sự tiếp tay trực tiếp cho các hoạt động vi phạm nhân quyền.
Trần Trang Nhung


        Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu do nhà báo người Pháp Robert Ménard thành lập năm 1985 với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.
         Theo điều tra của 2 nhà báo thuộc đài truyền thanh và truyền hình nhà nước WDR (Đức) tổ chức Phóng viên không biên giới nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỉ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarność hằng triệu Đô la Mỹ, và từ Quỹ quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), là tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Hoa Kỳ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ. Cũng thuộc vào trong số những nhà tài trợ là nhà công nghiệp vũ khí và "ông hoàng" truyền thông đại chúng của Pháp Serge Dassault, tập đoàn truyền thông đại chúng Vivendi và nhà tỉ phú François Pinault. Ngoài ra công ty quảng cáo nổi tiếng Saatchi & Saatchi tại New York đều thực hiện miễn phí toàn bộ các hoạt động chung quanh quan hệ công chúng cho tổ chức này.
Vậy, Phóng viên không biên giới có thật sự đúng như cái tên của nó và hoạt động đúng như tôn chỉ, mục đích khi nó ra đời hay không? Tính phi chính phủ có chăng còn nguyên nghĩa khi Phóng viên không biên giới nhận được sự đỡ đầu Mỹ và những nhà tài phiệt phương Tây?
          Hoạt động của RWB những năm qua cho thấy những điểm khuất của tổ chức này. Dư luận quốc tế đã lên án cáo buộc tổ chức RWB, rằng RWB đã tường trình về việc phân biệt đối xử nhà báo một cách có chọn lọc trước. Việc chọn lọc các nước mang định hướng của sự chọn lọc từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bỏ qua tất cả các tường trình về những hoạt động chống lại nhà báo trong những nước đồng minh của Hoa Kỳ (Philippines, Ả Rập Saudi) hay chính trong Hoa Kỳ.
         Phải chăng, Phóng viên không biên giới chỉ là sự ghép lại vô nghĩa của REPORTERS, WITHOUT và BORDERS? Sự thật thì không biên giới khó có thể vượt qua được dải ngăn cách của đồng đô la Mỹ.
          Dẫn chứng điển hình như:
        (1) Tổ chức Phóng viên không biên giới đã im lặng nhiều năm trong vụ người quay phim của hãng Al Jazeera, Sami Al-Haj, đã bị bắt cóc tại Pakistan lúc đang trên đường công tác đến Afghanistan, bị tra tấn và vào ngày 13 tháng 6 năm 2002 bị dẫn về Guantánamo. Sự im lặng cố ý của RWB diễn ra trong khi dư luận thế giới vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia để yêu cầu sự tự do của báo chí đối với trường hợp nhà báo Sami Ai-Haj.
Nhà báo Sami Ai-Haj
           Vào thời điểm tháng 12/2001, Taliban đã mất quyền kiểm soát ở Kandahar, và Al-Hajj cùng với rất nhiều các nhà báo khác cố gắng tìm cách vào Afghanistan từ hướng Pakistan. Tại biên giới Pakistan, Al-Hajj bị tách ra vì nhân viên an ninh biên giới nói rằng "có vấn đề về hộ chiếu". Khi đó các nhân viên tình báo và quân đội Mỹ được lệnh phải bắt giữ một phóng viên quay phim của Đài Al-Jazeera -  người đã ghi hình buổi phỏng vấn với Osama bin Laden tháng 10/2001. Mặc dù hộ chiếu của Al-Hajj ghi rõ vào thời điểm đó anh đang ở Qatar, nhưng cũng không giúp anh thoát khỏi sự bắt giữ của quân đội Mỹ. 7 tháng sau đó trôi qua trong im lặng mà không ai biết tin tức gì về Al-Hajj cho đến khi một nhân viên Hội Chữ thập đỏ mang đến cho vợ của Al-Hajj một bức thư chỉ có vỏn vẹn vài chữ: "Tôi đang ở Guatanamo. Tôi không biết tại sao". Dẫu sao thì chừng đó cũng giúp mọi người biết rằng anh vẫn còn sống -  dù ở một nơi vô cùng nguy hiểm.
          Theo Al-Hajj, lý do anh bị bắt giữ đơn giản chỉ là vì anh làm việc cho Al-Jazeera. Al-Hajj đã nói với tạp chí Time: "Tôi bị thẩm vấn hơn 200 lần, thậm chí ngay trước khi tôi được trả tự do chỉ vài giờ. Và lần nào cũng vậy, tôi đã nói với họ rằng, tôi chỉ là một người quay phim mà thôi". Các câu hỏi thẩm vấn chủ yếu về chuyện nội bộ của Al-Jazeera. Sau khi tra hỏi không thu được thông tin gì, các nhân viên quân sự Mỹ nói với Al-Hajj rằng, Al-Qaeda đã cài gián điệp vào Al-Jazeera và họ muốn anh làm điệp viên hai mang giúp họ giám sát các phóng viên khác, tuy nhiên Al-Hajj đã từ chối.
         Giống như hầu hết 770 nghi phạm khác bị giam giữ tại đây, Al-Hajj chưa từng có cơ hội được bào chữa cho bản thân trước một tòa án hợp pháp. Đến cuối tháng 5/2008, quân đội Mỹ đã trả tự do cho Al-Hajj thông qua trung gian là nhà chức trách Sudan mà không đưa ra bất cứ lời giải thích nào, cũng giống như khi họ bắt giữ anh 6 năm trước đó.
Nhà báo Sami Ai-Haj sau khi ra khỏi nhà tù Cuatanamo
        Giờ đây, khi đã được tự do, Al-Hajj đang viết lại những năm tháng anh bị giam giữ tại Guatanamo. Anh sẽ cho cả thế giới biết về những trải nghiệm của anh về thời gian “tồn tại” - chứ không phải “sống” - dưới cái tên “Phạm nhân số 345”, tiết lộ về cách giấu thức ăn trong các đường ống trong suốt nhiều tháng để tuyệt thực, về lần bị nhốt trong một buồng giam kín suốt 2 tuần mà không được tắm rửa, đánh răng - vì lính gác phát hiện một chiếc đinh sắt ngoài ô cửa sổ phòng giam của anh... Al-Haj nói: "Chính quyền Mỹ chà đạp tất cả các giá trị con người, giá trị đạo đức, giá trị tôn giáo ở Guatanamo". Tại đây, tù nhân bị giam trong các phòng nhỏ chiếu sáng suốt ngày đêm. Các tù nhân bị cô lập hoàn toàn, phải bịt mắt khi di chuyển và cấm tập trung từ 3 người trở lên. Những người bị giam giữ tại Guatanamo còn bị tra tấn dã man như rắc tiêu làm mù mắt, cắt da bằng mảnh kiếng vỡ, đánh bằng dây gai, châm thuốc cho phồng da và lạm dụng tình dục.
        (2) Việc 16 nhà báo bị giết chết trong lần NATO không kích đài truyền hình Nam Tư RTS cũng không được nhắc đến trong bất cứ một bản tường trình hằng năm nào của RWB.
Mỹ và NATO công kích Nam Tư
          Ngày 24-3-1999, mặc dù không được HĐBA LHQ chấp thuận, NATO vẫn tiến hành chiến dịch không kích được xem là lớn nhất từ trước đến nay của tổ chức này ở châu Âu. Các máy bay ném bom của NATO đã dội bom vào cả những mục tiêu quân sự và dân sự của Nam Tư, trong đó có cả Kosovo và thủ đô Belgrade, gây hư hại nặng cơ sở hạ tầng và làm hàng nghìn người thiệt mạng. NATO đã công kích vào đài truyền hình quốc gia Nam Tư RTS làm 16 phóng viên thiệt mạng. Cái chết bi thương của 16 phóng viên Nam Tư, chưa một lần được tổ chức Phóng viên không biên giới nhắc đến.
         Trên đây, chỉ là 2 dẫn chứng điển hình cho thấy sự thiếu minh bạch, sự “chọn lọc” cố ý, thiên vị có chủ đích trong các báo cáo, đệ trình và hoạt động của tổ chức Phóng viên không biên giới. Mượn danh tổ chức này, một số kẻ ra sức xuyên tạc, bóp méo tình hình nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam. Vốn dĩ, Phóng viên không biên giới không phải là thước đo chuẩn cho những giá trị dân chủ, nhân quyền, nên việc sử dụng các tài liệu của tổ chức này là không thuyết phục và thiếu khách quan.
Bùi Quốc Huy

Nguyễn Thị Hương, Phó Chủ tịch xã Xuân Lẹ (Thường Xuân, Thanh Hóa) luôn toát lên vẻ đẹp lung linh đầy nhiệt huyết và sức sống căng đầy của tuổi trẻ. Sinh năm 1989, cao 1m65, Nguyễn Thị Hương, tốt nhiệp đại học ngành Xã Hội học và đã tham gia vào Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lẹ - thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 26-1-2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Hương chia sẻ, hiện tại cô vẫn chưa lập gia đình và điều giúp cô tham gia Dự án 600 trí thức trẻ làm Phó Chủ tịch xã xuất phát từ gia đình. Hương tâm sự về công tác tại xã có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là niềm hạnh phúc và động lực lớn để cô chứng tỏ bản thân.
Đôi lời sẻ chia của nữ Phó chủ tịch xã trẻ Nguyễn Thị Hương:
"Khi tôi vừa về nhận công tác được một tháng thì ở xã xảy ra dịch bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò. Tuy không được phân công phụ trách mảng kinh tế, nhưng tôi vẫn cùng đoàn tham gia vận động bà con tiêu hủy trâu bò.  Hôm đó, gần hết giờ làm việc, tôi nhận được điện thoại của trưởng thôn Cộc Chẻ báo ở trong thôn có con trâu chết, và đang có lái buôn đến thỏa thuận mua. Xuống đến nơi, lái buôn đã cột trâu lên xe, nhưng chúng tôi kiên quyết giữ lại và tuyên truyền cho người dân phải tiêu hủy con trâu này vì đây là dịch bệnh rất nguy hiểm. Việc thuyết phục họ tiêu hủy con trâu rất khó khăn vì hộ gia đình đó nghèo và họ đã phải vay tiền ngân hàng để mua trâu. Sau hồi lâu thuyết phục, gia đình cũng đồng ý.

Khi mới về, một số người cũng có vẻ nghi ngờ khả năng của tôi và băn khoăn liệu có làm được việc hay không. Sau một thời gian công tác, tôi cảm nhận được người dân đã bắt đầu tin tưởng và quý mến mình hơn. Đến nhà trò chuyện với bà con, tôi cảm thấy rất thân mật và chân thành. Những kế hoạch mà tôi đưa ra đều được người dân đồng tình, ủng hộ và thực hiện.
Hiện tại, tôi đang chuyên tâm vào công việc và đây là dự án lớn nhất mà tôi dồn tâm sức để thực hiện. Còn "dự án" lớn thứ hai của cuộc đời là lập gia đình. Hiện tại, tôi vẫn chưa nghĩ đến vì vẫn còn khá trẻ và còn nhiều hoài bão phải thực hiện. Bản thân tôi vẫn chưa sẵn sàng cho việc lập gia đình nên có lẽ hiện tại vẫn chưa phải là lúc thích hợp để tính đến chuyện này.
Khi quyết định đăng ký tham gia dự án, bố mẹ cũng khuyên tôi nên suy nghĩ kỹ lưỡng vì con gái một mình lên vùng núi sẽ khó khăn và nguy hiểm. Nhưng, tôi đã cố gắng để thuyết phục bố mẹ hiểu và đồng ý. Thời gian đầu khi mới xa nhà, bố mẹ cũng rất nhớ và thương con gái nên thường xuyên liên lạc và còn lên tận nơi để động viên, thăm hỏi, khích lệ tinh thần của mình.
Đến nay, gia đình luôn song hành và là nguồn động viên lớn lao đối với mình để yên tâm công tác. Ngoài những khó khăn chung như điều kiện sinh hoạt thì phụ nữ xa gia đình cũng có những khó khăn riêng.

Trong công việc, tôi là người lãnh đạo nhưng vì tuổi đời còn rất trẻ nên còn thiếu những kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng quản lý, điều hành và đôi khi không tránh khỏi việc được để mắt và bị trêu đùa. Địa hình xã cũng phức tạp nên thường xuyên phải leo đồi núi, đi bộ và lội suối để vào với bà con.
Là phụ nữ chân yếu tay mềm nên có phần hạn chế, tuy nhiên tôi cũng được cấp ủy Đảng, chính quyền tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ. Mỗi khi phải đi xa vào nhà dân, đều được lãnh đạo cử thêm một cán bộ đi cùng để hỗ trợ đảm bảo an toàn cho mình."
Chúc cho ước mơ của nữ Phó chủ tịch xã sớm thành hiện thực!
Từng ngày, từng phút, từng giờ, từ miền xuôi tới miền ngược, từ vùng núi tới hải đảo, từ công trường đến đồng quê, bất kể nơi đâu, người dân Việt Nam hạnh phúc lao động, học tập, đoàn kết đồng lòng vượt qua khó khăn, thử thách nhiệt huyết xây dựng Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.





Lòng yêu đất nước không xa xôi, mà gần gũi bình dị....  



Còn đây, nơi hải ngoại xa xôi, một nhóm kẻ ra sức chống phá, xuyên tạc,
vu cáo tình hình thực tế Việt Nam.







Luôn miệng ra rả nói “yêu nước” mà chẳng biết họ yêu nước nào?
Yêu nước, không phải là gào thét, phỉ báng quê hương như vậy!!!



            Ngày 19/8/1945, cách mạng tháng Tám thành công, ngày mùng 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và ngót chục năm đán áp của phát xít Nhật. Người dân Việt Nam, từ thân phận nô lệ, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ tương lai của chính mình. Thế nhưng, với dã tâm của bọn xâm lược, thực dân Pháp được sự hỗ trợ của đồng minh, quay trở lại xâm lược Việt Nam. Tình thế cấp bách, cả dân tộc đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên, kháng chiến chống Pháp, quyết bảo vệ nền độc lập non trẻ. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến (1045-1954), Hiệp định Gionever chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Pháp phải thừa nhận thất bại toàn diện. Sự trọn vẹn của độc lập thống nhất chưa dừng lại ở đó, từ 1954, đế quốc Mỹ nhảy vào Việt Nam thay thế Pháp, tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài 21 năm. Với vũ khí tối tân, đồng đô la mạnh bạo, Mỹ đã dựng lên bộ máy ngụy quyền bù nhìn khén tiếng tàn bạo tại Việt Nam hòng phục vụ âm mưu xâm lược, cai trị của Mỹ đối với Việt Nam. Các kịch bản tại Việt Nam được CIA Mỹ dựng lên, che mắt nhân dân Mỹ và nhân loại tiến bộ, tội ác dã man của Mỹ là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phi nghĩa của đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền tồn tại theo hệ lụy của thuyết nhân quả. Cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ và đồng minh tại Việt Nam đã thất bại hoàn toàn. Ngày 30/4/1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn quân, toàn dân đã tổng tiến công nổi dậy thống nhất đất nước, giang sơn thu về một mối. Kể từ 1975, hòa bình, độc lập, tự chủ chính thức trở lại với nhân dân Việt Nam.
            Sau thất bại đau đớn tại Việt Nam, Mỹ và những tàn dư của chế độ ngụy quyền không làm ngơ mà tiếp tục thực hiện các kế hoạch, chương trình hòng vớt vát lại những gì không đạt được. Các lợi ích của bè lũ tay sai cho Mỹ bỗng dưng “mất trắng” về tay nhân dân lao động, sự cay cú của kẻ bại trận dâng lên, thôi thúc, hun đúc chúng hành động. Mỹ là kẻ đỡ đầu cho những mưu toan bẩn thỉu, thâm độc của tàn dư ngụy quân, ngụy quyền. Hàng ngàn người di tản theo chương trình của Mỹ, ngay khi đặt chân lên đất Mỹ, CIA, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, USAID… đã tài trợ, giúp sức cho nhóm chức sắc, tướng lĩnh bại trận của ngụy quyền thành lập ra các nhen nhóm chống phá thành quả cách mạng của nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như:  Đảng Dân tộc Việt Nam, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đại Việt Cách mạng Đảng, Liên minh Dân chủ Việt Nam, Liên minh Quân chủ Lập hiến Đa nguyên Việt Nam, Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, Đảng Vì dân, Đảng Dân chủ Nhân dân, Đảng Người Việt yêu người Việt, Tổ chức Phục hưng Việt Nam, Phong trào Phụ nữ Việt Nam hành động cứu nước….
Cũng trong bối cảnh đó, tổ chức khủng bố Việt Nam canh tân cách mạng Đảng (gọi tắt là Việt Tân) đã ra đời năm 1982, do Hoàng Cơ Minh cầm đầu. Tiền thân của Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, thành lập ngày 30 tháng tư năm 1980 tại căn cứ 81 gần biên giới Thái - Lào thuộc huyện Buntharik, tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan), cách Bangkok 500 km về phía Đông Bắc. Tổ chức Việt Tân tập hợp các phần tử thuộc ngụy quân, ngụy quyền cũ, được sự tài trợ vật chất, vũ khí của Mỹ tiến hành các hoạt động vũ trang, cướp giết, chống phá nền hòa bình, thống nhất của Việt Nam. Như vậy, ngay từ khi mới nhen nhóm ra đời, Việt Tân đã lộ rõ bộ mặt hại dân, hại nước. Bản chất của Việt Tân chính là sự thai nghén của âm mưu xâm lược Mỹ và sự thù hận của chế độ cai trị tàn bạo ngụy quyền.
            Ngân sách chi cho các hoạt động của Việt Tân từ ba nguồn: thứ nhất, là sự tài trợ của CIA, chính phủ Mỹ cùng đồng minh; thứ hai, là từ sự khuyên góp của người Việt hải ngoại; thứ ba, từ hoạt động kinh doanh phở Hòa. Một phần ngân sách được chi cho các hoạt động chống phá Việt Nam, phần lớn còn lại dành cho ban lãnh đạo chóp bu Việt Tân ăn chia nhau. Từ năm 1985 đến năm 1987, Việt Tân tổ chức 3 toán vũ trang xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, các chiến dịch này đều bị quân đội và nhân dân Việt Nam đập tan. Chính trong một chiến dịch Đông Tiến vào tháng 7 năm 1987, Chủ tịch Hoàng Cơ Minh bị trọng thương và tự sát. Nhiều toán viên bị bắt và bị tuyên án nhiều năm tù giam. Sau những thất bại liên tiếp, các thành viên chủ chốt của Việt Tân tức khắc ăn chia nhau số tiền ước tính khoảng 10 triệu đôla.
            Sau những thất bại liên tiếp của các hoạt động phi nghĩa, bẩn thỉu, Việt Tân thay đổi phương thức hoạt động theo mưu đồ diễn biến hòa bình của Mỹ và phương Tây. Những năm gần đây, bên cạnh hoạt động khủng bố, Việt Tân đẩy mạnh việc xuyên tạc, vu cáo tình hình Việt Nam, lôi kéo những người thiếu hiểu biết ở hải ngoại để ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho Việt Tân. Là con lai tật nguyền của Mỹ và chế độ ngụy quyền, Việt Tân không quên dùng đô la đê lôi kéo, mua chuộc người tham gia nhen nhóm khủng bố của Việt Tân, một số kẻ thất nghiệp trong nước được Việt Tân tung hô, lăng sê là “ngọn cờ” như Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng…
            Với bản chất chống phá quyết liệt, Việt Tân không ngừng các hoạt động tuyên truyền, trong đó trọng tâm nhấn mạnh đến đường hướng hoạt động của tổ chức, tô vẽ những viễn cảnh tưởng như tươi sáng, hiện thực hòng che mắt, mị dân đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Một số nghị sỹ các nước phương Tây được Việt Tân mua chuộc, có những phát ngôn không khách quan, thiếu trung thực về tình hình Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
            Tất thảy đều chứng minh rằng, Việt Tân đang lừa bịp chính khách một số nước, là con bài hậu xâm lược của đế quốc Mỹ với Việt Nam, hoạt động của Việt Tân đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, đe dọa hòa bình, ổn định của nhân loại tiến bộ thế giới. Rõ ràng, Việt Tân là một tổ chức khủng bố đang biến đổi về hình thức. Túi tiền của ban lãnh đạo Việt Tân ngày càng phình to ra, trong khi đó vì nhẹ dạ, cả tin, nhiều người Việt hải ngoại “trái tim lầm lỡ bỏ trên đâu - Đô la sơ ý trao tay giặc”.
Nguyễn Hương Giang
            

Paul Joseph Goebbels - Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền Đức Quốc xã, cánh tay phải của trùm phát xít Adolf Hitler từng nói: “Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Kỹ năng tuyên truyền của Goebbels trở thành bài học phổ quát cho nhiều nhà chính trị nhằm phục vụ cho những mưu đồ cầm quyền của mình. Tại Mỹ và phương Tây, trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, sự kỳ thị do thiếu hiểu của người dân các nước này với Chủ nghĩa Cộng sản, với Liên Xô và Đông Âu là minh chứng rõ rệt cho những luận điệu tuyên truyền mà các nhà tài phiệt tư bản thực hiện một cách triệt để.
Những chiến dịch quân sự do Mỹ và NATO chỉ huy đều được tô vẽ và ngụy biện bằng các luận điệu dối trá lặp đi lặp lại rất rất nhiều lần. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1954-1975), tổng thể thông tin chân thực về tội ác của Mỹ đều bị bưng bít có chủ đích bởi đạo diễn Lầu Năm Góc và kịch bản của CIA. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là một minh chứng khởi đầu cho chuỗi dài dối trá của nhà cầm quyền Mỹ trước nhân dân Mỹ và dư luận thế giới. Tuy nhiên, dù với kỹ xảo và công nghệ tuyên truyền hiện đại cỡ nào, thì sự thật không thể bị thay thế bởi các luận điệu dối trá. Nhân dân Mỹ, nhân loại tiến bộ dần tiếp cận với những thông tin đa chiều, trung thực, và một làn sóng phản chiến nhanh chóng lan rộng, sự phẫn uất với các luận điệu dối trá của chính quyền Mỹ và phương Tây lan tỏa mạnh mẽ.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, từ những năm 90 trở lại đây, Mỹ và phương Tây cùng bộ sộ tuyên truyền bắt tay vào một chiến lược dài hạn mới. Nhân sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, Mỹ cùng đồng minh được đà giao giảng về luận điệu bá quyền, độc tôn của tư bản, thỏa sức xuyên tạc, vu cáo chế độ xã hội chủ nghĩa và những tiến bộ của học thuyết Mac-Lenin. Tất cả mũi nhọn của vũ khí tuyên truyền nhằm vào các nước xã hội chủ nghĩa còn sót lại và những nước có quan điểm không thân Mỹ, gây trở ngại cho lợi ích của Mỹ cùng đồng minh. Ngày nay, mục đích tuyên truyền do phương Tây tiến hành, rõ ràng nhằm bảo vệ, duy trì và nâng cao hơn nữa lợi ích kinh tế, chính trị của các nhà tài phiệt. Gần đây, với cuộc chiến tranh IRAC năm 2003, Mỹ ngụy tạo ra kịch bản chống khủng bố, chống vũ khí hạt nhân nhằm thuyết phục nhân dân Mỹ. Để làm được điều này, các kênh truyền thông đều được huy động tối đa công suất, tăng cường độ gấp nhiều lần. Với các luận điệu đó, Quốc hội Mỹ và các nước đồng minh, nhân dân bị thuyết phục rằng, trách nhiệm chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân của Mỹ là “chính đáng”, “sứ mệnh” đích thực và sự cần thiết phải tiến hành hoạt động vũ trang.
Tiếp đến, Mỹ vẽ lên những kịch bản về mùa xuân Ả Rập, khi chính những nhà cầm quyền tại Bắc Phi - Trung Đông trước đây đều do Mỹ và phương Tây lập nên, nay thấy không vừa ý với lợi ích, Mỹ nhanh chóng lật đổ chính phủ các nước này. Sự hỗ trợ của truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội đã tạo ra hiệu ứng bạo loạn xã hội tại Bắc Phi - Trung Đông trong thời gian ngắn. Gần đây, các sự kiện của Lybia, IRAN, và cả Triều Tiên, Ucraina… đang được các công cụ tuyên truyền của Mỹ và phương Tây là BBC, RFI, RFA… rầm rộ quảng bá cho những kịch bản mà CIA và Lầu Năm Góc vẽ ra trên thực tế.
Suốt nhiều năm qua, với bản tính cố hữu của các nhà tài phiệt sử dụng đồng đô la để xuyên tạc sự thật, tôn vinh điều dối trá, các công cụ tuyên truyền của Mỹ và phương Tây thực sự phát huy hiệu quả trong chiến lược mị dân, triệt để chống lại các lợi ích khác với lợi ích Mỹ và phương Tây.
Sự chi phối chính trị tới truyền thông phương Tây được minh chứng thuyết phục với sự tài trợ, giúp sức cho một số nhóm người Việt định cư tại các nước này thực hiện hoạt động tuyên truyền, vu cáo, xuyên tạc tình hình thực tế khách quan về kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam. Điều này không khó nhận thấy khi tiếp cận với các thông tin trên BBC, RFI, RFA… tiểu mục ban Việt ngữ. Tuyệt nhiên, đại bộ phận các thông tin đều mang tính tiêu cực, mặt trái, thậm chí đa phần đều sử dụng nghệ thuật tạo hình bóp méo, xuyên tạc, cùng một lúc luận điệu dối trá được lặp đi lặp lại tại nhiều công cụ truyền thông khác nhau. Như một dàn nhạc với đầy đủ nhạc cụ, nhạc công là các website, đài phát thanh, báo giấy, truyền hình… và người chỉ huy dàn nhạc chính là chính quyền Mỹ và phương Tây. Tất cả hòng tấu lên một bản nhạc áp đặt, tráo trở buộc người nghe phải tiếp nhận một cách thụ động.
Catharin Dalpino thuộc Viện Brookings, từng phục vụ trong Bộ Ngoại giao của Clinton với tư cách phụ tá Phó Bộ trưởng đặc trách về nhân quyền, đã gọi Đài Á châu Tự do là "một sự lãng phí tiền bạc". Bà cũng nói "Bất cứ nơi đâu chúng ta cảm thấy có một kẻ thù tư tưởng, chúng ta sẽ có ngay một Đài Gì đó Tự do". Dalpino đã đọc qua các bài viết phát thanh của Đài Á châu Tự do và thấy cách tường thuật của đài là không cân bằng: "Họ dựa quá nặng vào các tường thuật bởi và về các người bất đồng chính kiến sống lưu vong. Nó không giống là tường thuật những gì đang xảy ra tại một quốc gia. Thường thường nó đọc giống như là một sách giáo khoa về dân chủ, điều đó cũng được đi, nhưng thậm chí đến cả một người Mỹ cũng nghĩ đó là tuyên truyền không hơn không kém.”
Theo một bản báo cáo của Ban Nghiên cứu Quốc hội (Congressional Research Service) của chính phủ Hoa Kỳ, các tờ báo nhà nước của Trung Quốc đã có hàng loạt bài viết đưa tin rằng Đài Á châu Tự do là hoạt động phát thanh của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ.
Phùng Quang Thái
(còn tiếp)





Nhân quyền – biết rồi, khổ lắm, nói mãi….
Thực tế nhân quyền Việt Nam như thế nào thì tuyệt đại đa số người Việt Nam sống trên lãnh thổ Việt Nam biết rõ hơn ai hết. Sáng ngày 12/11/2013 (theo giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 68 đã tiến hành bỏ phiếu bầu 14 nước thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đó là sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế về nhân quyền Việt Nam.
Một số người gốc Việt bên Úc, Mỹ, Canada… vì nhiều động cơ khác nhau, đang ra sức xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế tại Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực nhân quyền. Những thủ thuật xuyên tạc đã trở thành thứ nghệ thuật siêu hạng lan truyền theo cấp số nhân. Điểm đến một thủ thuật hay được sử dụng là “mượn danh” một cá nhân có tên tuổi, địa vị chính trị để “phát ngôn” vu cáo, xuyên tạc. Dẫn chứng điển hình là vụ việc: “Dân biểu Canada Wayne Marston lên tiếng về việc công an liên tục sách nhiễu gia đình ông Huỳnh Ngọc Tuấn”.
Thật ra, vị dân biểu Wayne Marston, cũng giống như một số dân biểu khác như Sanchez, Ed Royce… chỉ nói theo đơn đặt hàng của một số nhóm lừa đảo chính trị như Việt tân, Đảng nhân dân hành động… Các vị ấy, chưa bao giờ khảo sát khách quan tình hình Việt Nam và có lẽ, một số vị thậm chí chưa một lần đặt chân đến Việt Nam. Thế mà, tuyên bố như đinh đóng cột!
Rõ ràng, những phát ngôn là thiếu căn cứ khách quan, xác thực:
“Tôi viết thư này gởi ông trong vai trò là Thành Viên Đối Lập Chính Thức của Canada về Nhân Quyền, về một vấn đề mà văn phòng chúng tôi có nhiều quan tâm. Theo Ân Xá Quốc Tế và các tổ chức khác, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, một nhà đấu tranh bất bạo động và một cựu tù nhân, cùng với gia đình ông đã bị sách nhiễu, theo dõi, đả kích liên…”
Ông Wayne Marston là dân biểu Canada, không lấy thông tin từ Đại sứ quán Canada tại số 31 Hùng Vương, Hà Nội, Việt Nam, Điện thoại: +84(4) 3734 5000, Fax : +84(4) 3734 5049 hoặc Tổng lãnh sự quán Canada tại Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, Tầng 10 tòa nhà Metropolitan 235 đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, Điện thoại: +84 (8) 3827 9899, Fax: +84 (8) 3827 9935.
Wayne Marston sử dụng thông tin từ Ân xá quốc tế và “các tổ chức khác”? Tổ chức khác ở đây là tổ chức nào? Địa chỉ ra sao? Họ khảo sát bằng cách thức nào?... Không hề có tính khách quan và thực tế, một cách chung chung để đến kết luận vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Là một viên chức Nhà nước của Canada mà không dựa trên những nguồn thông tin chính thống, khách quan thì e rằng lời phát ngôn thiếu tính thuyết phục và không có trọng lượng – không đáng tin cậy.

Dù với thủ đoạn xuyên tạc tinh vi cỡ nào đi chăng nữa, dù công nghệ mạng có phát triển ra sao, thì sự thật không thể được thay thế bằng những dối trá được lăng sê.
Nguyễn Tiến Hùng
Một bài viết lượm được qua internet, chắc hẳn của một bạn trẻ tuổi đôi mươi.


Một số bạn trẻ sinh ra trong thế hệ 8x, 9x có những quan điểm sống quá thực dụng, ích kỉ, thần phục mù quáng các giá trị ngoại quốc và chà đạp, phủ nhận hoàn toàn những giá trị truyền thống, những gì đang có trên đất nước này. Các bạn cho rằng: các giá trị văn hóa, kinh tế, chính trị phương Tây là số 1, cuộc sống thực tại ở Việt Nam là tăm tối, đáng nguyền rủa.
Lịch sử không được phép lãng quên và lãng quên lịch sử là tội lỗi lớn nhất. Hơn 30 năm trước, bố mẹ, ông bà các bạn đang ở đâu và làm gì? Kẻ thù đã làm gì dân tộc Việt Nam? Chẳng phải trước kia chúng cũng tuyên truyền luận điệu “khai hóa” đó sao? Thực tế thì thế nào? 30 năm không phải là quá dài để quên đi một thực tế lịch sử: Pháp, Mỹ và một số quốc gia khác đã xâm lược Việt Nam, dày xéo dân tộc Việt Nam.
Sau hơn 30 năm, cuộc sống của các bạn so với ông bà, bố mẹ trước đây thế nào? Hòa bình và chiến tranh, tự do và gông cùm, cơm no áo ấm và đói rét, tiếng khóc và nụ cười, dân chủ và độc tài, cái chết và sự sống… các bạn sẽ chọn gì đây? Tự các bạn lựa chọn.
Các bạn hay than rằng, cuộc sống ở Mỹ tốt đẹp quá, ở Mỹ dân chủ quá… rất nhiều thứ tương tự như thế. Các bạn đã bao giờ sống ở Mỹ chưa? Đã bao giờ đến Mỹ và thấy những góc khuất ở quốc gia này chưa?
Phải thừa nhận Mỹ là quốc gia phát triển hơn Việt Nam rất nhiều, thành tựu khoa học kỹ thuật của Mỹ là tốp đầu thế giới. Nhưng lấy điều kiện, hoàn cảnh ở một quốc gia mà lịch sử dựng nước và phát triển của họ khác hoàn toàn với Việt Nam thì có công bằng chút nào không? Có những vấn đề lịch sử, sự tồn tại của chế độ phong kiến quá lâu, chiến tranh mấy chục năm, sự cấm vận của Mỹ đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Một điều các bạn đúng, là nhìn thấy điểm tồn tại của đất nước mình, đó là nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn. Thế nhưng các bạn lại cư xử thế nào?
Được sống trong hòa bình, một môi trường thuận lợi hơn nhiều quốc gia khác, vậy mà suốt ngày mở miệng ra là than vãn. Irac ngập chìm trong bạo lực và đánh bom, Trung Đông bất ổn, khủng bố thường xuyên ở các nước tư bản, khủng hoảng chính trị ở Thái Lan… Còn Việt Nam? Một đất nước hòa bình, ổn định về chính trị, là điểm đến an toàn của nhiều du khách và nhà đầu tư quốc tế. Hình ảnh Tổng thống Úc chạy bộ bên Hồ Hoàn Kiếm phát đi khắp thế giới đã trở thành niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam yêu hòa bình. Thay vì than vãn, các bạn hãy hành động đi. Tương lai đất nước nằm trong tay các bạn, các bạn phải hành động để xây dựng, phát triển nó. Đừng nên mơ hồ, ảo tưởng về các luận điệu mà phương Tây giao giảng. Cuộc sống của ta phải do chính ta quyết định, vận mệnh dân tộc mình phải do chính những người dân mình quyết định. Bài học về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh hãy còn nguyên giá trị.
Thật xấu hổ và đáng thương cho những thanh niên trẻ như Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định... Họ đã phủ nhận chính mình, đánh mất chính mình, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, bán rẻ trái tim và linh hồn cho quỷ dữ. Người xưa có câu: “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, thế mà là con người, không lẽ không bằng con vật kia. Thay vì suốt ngày chê và chạy theo một kẻ khác, thì xin hãy hành động tích cực để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, dân chủ, văn minh và giàu mạnh.

Lòng yêu nước nằm ở chính bạn và trong hành động của chính bạn./.
Sự hiện diện quân đội Hoa Kỳ

Thường ngày, BBC, RFA, RFI (ban Việt ngữ) và boxit, xcafe cùng hàng loạt blog, facebook do nhóm Việt tân cùng đồng đọn rêu rao về dân chủ, nhân quyển kiểu phương Tây. Qua thời gian ngắn thu thập thông tin trên internet, trong đó có trang bách khoa toàn thư mở https://www.wikipedia.org/, xin được trích dẫn về cái gọi là nhân quyền của phương Tây, mà đại diện là Mỹ để quý bạn đọc cùng tỏ. Qua đó, đối chiếu với những vu cáo trắng trợn của Mỹ, phương Tây và lũ dận chủ về tình hình Việt Nam. Thấy rõ bộ mặt trơ tráo, luận điệu đánh lận, gian trá.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, quân đội Hoa Kỳ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt để trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, tham gia nhiều cuộc chiến, trận đánh then chốt trong lịch sử chiến tranh, tuy vậy bên cạnh đó, quân đội Hoa Kỳ vẫn được nhiều người biết đến với những tội ác chiến tranh chống lại loài người, những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đã có nhiều chỉ trích, buộc tội cùng những chứng cứ cụ thể tố cáo tội ác của quân đội Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh cũng như những vi phạm nhân quyền đối với những nơi có sự hiện diện của họ.
1.     Chiến tranh với người da đỏ
Trong cuộc chiến tranh với người da đỏ, quân đội Hoa Kỳ bằng ưu thế về mọi mặt đã giành chiến thắng trước người da đỏ, chiếm lấy những mảnh đất màu mỡ, đày người da đỏ vào những vùng có điều kiện khó khăn. Nhiều quan điểm cho rằng đây không chỉ là một cuộc chiến mà còn là một cuộc diệt chủngquy mô.
Theo David Stannard trong tác phẩm tựa đề Tàn sát ở Mỹ thì cho rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và các thế hệ sau (ý muốn nhấn mạnh người da trắng Hoa Kỳ mà quân đội của họ là trung tâm) là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại. Có nhiều quan điểm tán đồng và cho rằng đây là một kế hoạch diệt chủng. Trong những cuộc chiến tranh này, quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều cuộc tàn sát mà điển hình là cuộc tàn sát tại Wounded Knee (Wounded Knee Massacre). Theo Russell Thornton thì khoảng 45.000 người da đỏ bị giết (gấp đôi số người da trắng) - trong đó có nhiều đàn bà và trẻ em. Theo ước tính người da đỏ có vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lược, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890.
2.     Tội ác với Nhật Bản và Triều Tiên trong thế chiến thứ 2
Nhạn nhân vụ Hiroshima
Trong chiến tranh thế giới thứ II, đã có những cáo buộc về tội ác của quân đội Hoa Kỳ. Trong trận Okinawa, các nhà sử họcNhật Bản ước tính có trên 11.5 ngàn phụ nữ Nhật bị lính Mỹ cưỡng hiếp trong chiến dịch kéo dài 3 tháng này.  Tờ New York Time thông báo khoảng 2000 dân thường trong 1 làng ở Katsuyama bị lính Mỹ giết và cưỡng hiếp. Tội ác đáng kể nhất của Hoa Kỳ là Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, theo lệnh của Tổng thống Harry Truman, Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó, số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng có những thông tin cho rằng đã có những vụ thảm sát của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến này, trong đó có vụ Thảm sát No Gun Ri (No Gun Ri Massacre) từng gây chấn động dư luận.
Cũng trong thời gian này quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí sinh học bằng cách thả côn trùng gây bệnh cho người và lúa ở vùng quân đội Trung Quốc và Bắc Triều Tiên kiểm soát.
3.     Chiến tranh Việt Nam
Trong chiến tranh Việt Nam, có nhiều chứng cứ rõ ràng để chứng minh tội ác của quân đội Hoa Kỳ đó là những vụ thảm sát, tra tấn, ném bom, rải chất độc da cam...

Dựa trên các tài liệu của quân đội Mỹ, do một lực lượng đặc nhiệm của quân đội chịu trách nhiệm điều tra tội ác chiến tranh thu thập và giải mật, bài báo cho biết trong báo cáo gửi Bộ Tổng tham mưu quân đội, một trung tá Mỹ đã tố cáo các binh sĩ Lữ đoàn không vận 173 tra tấn những người bị bắt giữ ở miền Nam Việt Nam. Các nhà điều tra thuộc lực lượng đặc nhiệm trên đã phát hiện hàng loạt những vụ bạo hành của quân sĩ Mỹ, Trong các tài liệu này còn có báo cáo chi tiết về 142 vụ bắt giữ và ngược đãi tù nhân, trong đó có 127 trường hợp liên quan đến lữ đoàn 173. Tuy nhiên các giới chức lãnh đạo của Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu các thông tin này. Tờ Los Angeles Times đã đăng bài viết tố cáo các chỉ huy quân đội Mỹ đã che giấu tội ác của cấp dưới trong chiến tranh ở Việt Nam và phần lớn các quân nhân phạm tội đã không bị trừng phạt, hoặc chỉ bị phạt rất nhẹ, trong khi người tố cáo lại bị ngược đãi.
Quân đội Hoa Kỳ khoe chiến tích thảm sát
 Một số thông tin khác liên quan đến tội ác của quân đội Hoa Kỳ khi giải mật hồ sơ các vụ thảm sát của quân đội này tại Việt Nam 9.000 trang tư liệu Hồ sơ cung cấp chi tiết về 320 vụ việc đã được cơ quan điều tra của quân đội Mỹ xác minh và có những bằng chứng cụ thể. Tuy vậy, hồ sơ này không nhắc tới tội ác ghê rợn nhất được biết đến dưới cái tên " Thảm sát Mỹ Lai" - trong đó các binh lính Mỹ đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết 504 thường dân, trong đó đa số là phụ nữ, trẻ em và người già của làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Các vụ việc được chứng minh trong hồ sơ có thể kể đến: 7 vụ thảm sát từ 1967 đến 1971, trong đó có ít nhất 137 dân thường bị giết; 78 vụ tấn công khác nhau vào những người không tham chiến, trong đó ít nhất 57 người bị giết, 56 người bị thương và 15 vụ cưỡng hiếp; 141 vụ tra tấn những người tình nghi hoặc tù binh chiến tranh.
Các nhà điều tra đã xác định được bằng chứng chống lại 203 lính Mỹ bị cáo buộc giết hại dân thường Việt Nam hoặc tù binh. 57 người trong số họ đã bị đưa ra tòa án quân sự và 22 người đã bị kết án. 14 người đã nhận án từ 6 tháng đến 20 năm nhưng hầu hết đều được giảm án đáng kể trong phiên phúc thẩm. Nhiều vụ việc khác đã bị đóng lại vô thời hạn.
Ngoài 320 vụ việc được xác minh, hồ sơ còn có những tài liệu có liên quan đến hơn 500 hành động tàn ác mà các điều tra viên chưa thể chứng minh hoặc không được quan tâm đến.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng bức xúc phát biểu: "Vì Mỹ mà đất nước chúng tôi bị chia cắt làm đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu hòa bình và yêu Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại thường dân, đốt phá làng mạc. Nói tóm lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian".
 Song song với các cuộc tấn công, quân đội Mỹ còn sử dụng máy bay ném bom trên nhiều địa phương tại Việt Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Linebacker II, theo ước tính của phương Tây, đã có 1.624 thường dân thiệt mạng trong chiến dịch này. Ngoài việc tiến hành các cuộc thảm sát, tra tấn và bắn giết, quân đội Hoa Kỳ còn gây tội ác khi rải chất độc da cam lên Việt Nam. Tổng lượng chất da cam dioxin có trong số chất diệt cỏ nói trên ít nhất là 366 kg. Theo các nhà khoa học, do công nghệ sản xuất 2,4,5 T trong những năm 60 còn lạc hậu, mặt khác để tăng sản lượng chất diệt cỏ, một số công ty hóa chất Mỹ đã nâng nhiệt độ của công nghệ sản xuất, nên lượng dioxin có thể là 600–680 kg. Trong khi đó, chỉ cần một vài phần tỷ gam dioxin đã có thể gây ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh ở động vật thực nghiệm. Từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 phi vụ rải chất da cam/dioxin trên diện tích 2.631.297 ha (trong đó, có 86% diện tích bị phun rải hơn 2 lần; 11% diện tích bị phun rải hơn 10 lần; có 25.585 thôn bản bị rải chất da cam/dioxin).
Cơ quan Lưu trữ Hồ sơ và Tài liệu Quốc gia (NARA) của Hoa Kỳ đã miêu tả khoảng 320 hành động tàn bạo - không tính thảm sát Mỹ Lai năm 1968 - của quân đội Mỹ, được phát hiện bởi những nhân viên điều tra trong quân đội.
4.     Bắn rơi máy bay chở khách ở Iran
Trong chiến tranh Iran-Iraq, tàu tuần tiễu USS Vincennes đã bắn hạ chuyến bay 655 của Iran làm thiệt mạng toàn bộ 290 hành khách và phi hành đoàn ngày 3 tháng 7 năm 1988. Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố chiếc máy bay chở khách đã bị "nhầm" với một chiếc F-14 Tomcat của Iran, và chiếc Vincennes đang hoạt động ở vùng biển quốc tế ở thời điểm đó và lo ngại rằng nó đang bị tấn công, điều sau này có vẻ không chính xác. Phía Iran cho rằng chiếc Vincennes thực tế đang trong vùng lãnh hải Iran, và rằng chiếc máy bay phản lực chở khách của Iran đang lượn vòng và tăng độ cao sau khi cất cánh. Đô đốc Hoa KỳWilliam J. Crowe cũng thừa nhận trên Nightline rằng chiếc Vincennes đang ở trong vùng lãnh hải Iran khi nó phóng tên lửa.
Ở thời điểm đó, thuyền trưởng Vincennes tuyên bố rằng chiếc máy bay của Iran "không thông báo danh tính và không trả lời các tín hiệu cảnh báo từ Vincennes". Ngoài Iran, các nguồn tin độc lập khác, ví dụ, sân bay Dubai, đã xác nhận rằng chiếc máy bay có thông báo danh tính cho tàu chiến Mỹ và cũng xác định rằng: "Chiếc máy bay chở khách đang lấy độ cao và vì thế không thể là một mối đe doa." Khẳng định này phù hợp với tuyên bố của các quan chức Iran. Theo một cuộc điều tra do chương trình Nightline của ABC News tiến hành, những vật ngụy trang đã được Hải quân Hoa Kỳ triển khai trong cuộc chiến trong Vịnh Ba Tư để nhử các tàu chiến Iran và tiêu diệt chúng, và thời điểm chiếc USS Vincennes bắn hạ máy bay chở khách Iran, nó đang thực hiện một chiến dịch như vậy.
Năm 1996, Hoa Kỳ bày tỏ sự hối tiếc chỉ với những người vô tội thiệt mạng, và không đưa ra lời xin lỗi chính thức với chính phủ Iran. Việc bắn hạ máy bay chở khách của Iran Chuyến bay 655 của Iran của tàu tuần dương Mỹ USS Vincennes, đã được một học giả Iran nêu ra [ai nói?] như một lý do rõ ràng để Ruhollah Khomeinirút khỏi cuộc xung đột:
Một học giả Iran có mặt tại hội nghị nói một thời điểm thay đổi quan trọng trong cách suy nghĩ của Iran diễn ra với việc bắn hạ chiếc máy bay chở khách của Iran tháng 7 năm 1988 của tàu tuần dương USS Vincennes. Vụ việc này rõ ràng khiến Ayatollah Khomeini kết luận rằng Iran không thể đương đầu với nguy cơ một cuộc xung đột vũ trang mở với Hoa Kỳ và ông quyết định đó là thời điểm để chấm dứt cuộc xung đột.
5.     Không kích Nam Tư
Trong cuộc không kích ở Nam Tư năm 1999, Mỹ đã dẫn đầu khối NATO ném bom tàn phá Nam Tư, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thường dân.
Tính chung, NATO và quân đội Hoa Kỳ đã thực hiện 35.000 chuyến bay ném bom, huy động gần 1.000 máy bay và trực thăng các loại, ném xuống Nam Tư 79.000 tấn thuốc nổ (trong đó có tổng cộng 37.400 quả bom chùm, loại phương tiện chiến tranh bị các công ước quốc tế ngăn cấm). Tổng số thiệt hại đối với các cơ sở công nghiệp, giao thông vận tải và dân sự của Nam Tư theo các đánh giá của báo chí Việt Nam dao động từ 60 đến 100 tỉ USD. Ước tính có gần 2.500 dân thường bị thiệt mạng (trong đó có 89 trẻ em), chưa kể gần 12.500 người bị thương.
Ông Vojislav Koštunica đã lên án việc NATO ném bom vào Nam Tư năm 1999 và cho rằng đây là một hành động “vô nghĩa, vô trách nhiệm và là một tội ác tày trời”. và cũng không ngừng chỉ trích Mỹ khi can thiệp vào nội bộ của Serbia đặc biệt là trong vấn đề Kosovo, chỉ trích Mỹ là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng tại vùng Bancăng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực. Đặc biệt, ông đã có những lời buộc tội nước Mỹ.
6.     Các hoạt động tại Iraq và Afghanistan
Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Hoa Kỳ cũng bị đưa tin là đã gây nhiều tội ác đối với thường dân nước này, nhiều vụ thảm sát thường dân được báo chí đăng tải. Điển hình là vụ ngày 19/11/2005, với 24 người ở Iraq. Hay nhiều vụ giết hại thường dân một cách tàn nhẫn đã bị phanh phui, trong đó có những vụ giết hại thường dân Afghanistan.nCũng có nhiều bằng chứng cho thấy trong các chiến dịch, quân đội Hoa Kỳ cũng đã giết nhầm dân thường.
7.     Bị cáo buộc về tra tấn tù nhân
Bên cạnh đó, nhiều tội ác của quân đội Hoa Kỳ cũng được đề cập đến xung quanh các vấn đề về các nhà tù bí mật như Abu Graib hay Guantanamo, tại nơi đây, lính Mỹ đã thực hiện việc tra tấn và đối xử dã man với các tù nhân.
Vào năm 2004, tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch ngày 7 tháng 3 năm 2004, đã công bố báo cáo chỉ trích Hoa Kỳ nặng nề trong việc vi phạm quyền của người Afghanistan, trong đó có việc người Mỹ ngược đãi tù nhân, sử dụng vũ lực quá độ trong việc bắt giữ một số người Afghanistan, là nguyên nhân gây ra những cái chết và thương tích trong thường dân. Báo cáo dài 59 trang này được thực hiện trên các nghiên cứu tại Afghanistan và Pakistan trong năm 2003, đầu năm 2004. Báo cáo còn cho biết những tù nhân được trả tự do cho biết họ bị đánh đập nhiều lần, dội nước lạnh, quỳ gối trong những tư thế gây đau đớn trong một thời gian dài.
Năm 2006, Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã từng công bố bản báo cáo dày 54 trang lên án Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế về nhân quyền đối với các tù nhân bị giam giữ tại Guantanamo, bản báo cáo do 5 điều tra viên thực hiện sau 6 tháng tiếp nhận các cựu tù nhân ở Guantanamo và thu thập thông tin từ các luật sư và một số cơ quan của Mỹ (Mỹ không cho phép phỏng vấn riêng các nghi can đang bị giam giữ tại đây) theo đó, tù nhân tại đây bị đánh đập, bị tra tấn và ngược đãi, lính Mỹ đã bơm thức ăn qua đường mũi cho những tù nhân tuyệt thực, lột hết quần áo rồi đẩy họ vào những nơi thật lạnh hoặc xua chó dữ hăm doạ. Cũng theo bản báo cáo, hơn 500 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử ở đây suốt 4 năm qua, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, mà không hề đưa ra tòa án xét xử.
Trước đó, Chương trình Dateline của Đài SBS (Úc) công bố những hình ảnh mới về việc lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ngược đãi tù nhân Iraq vào ngày 15/2/2006, đài SBS đã công bố những hình ảnh về cảnh ngược đãi tù nhân tại một nhà tù tai tiếng khác của Mỹ - nhà tù Abu Ghraib. Trong một đoạn băng được phát sóng có cảnh các tù nhân Iraq bị làm nhục bằng cách phải phô những bộ phận kín ra trước máy quay, hay phải đập đầu vào tường. Những tấm ảnh được công bố còn cho thấy cả những xác chết; các tù nhân trần truồng trong những tư thế nhục hình, trong đó, có hai người bị xích cùng nhau. Ngoài ra là cảnh lính Mỹ tra tấn tù nhân Iraq.
8.     Những chỉ trích về xâm hại tình dục
Ngoài việc giết chóc, ném bom, tra tấn, cũng có nhiều chỉ trích về binh sĩ của Mỹ tại những nơi họ đóng quân với những vụ cưỡng hiếp người bản địa (bao gồm trẻ em) như ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Afghanistan, Iraq... và cũng có những cáo buộc cho thấy binh sĩ của Mỹ có lạm dụng tình dục trẻ em ở một số nơi trên thế giới. Đặc biệt là có cáo buộc về việc xâm hại tình dục đối với các tù nhân. Tờ Daily Telegraph của Anh đã từng cho biết đã có những bức ảnh cho thấy tình trạng lạm dụng tình dục và tra tấn các tù nhân Iraq của binh lính Mỹ, Tờ Daily Telegraph cho biết, họ có những bức ảnh ghi lại cảnh một binh lính Mỹ công khai hãm hiếp một nữ tù nhân Iraq, trong khi một bức ảnh khác ghi lại cảnh một nam biên dịch viên hãm hiếp một tù nhân nam khác. Không những hãm hiếp và xâm phạm tình dục đối với người dân bản xứ, lính Mỹ thậm chí còn hãm hiếp lẫn nhau.
Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem