Tháng 7 - không khí bao trùm trên mảnh đất
Việt Nam
cong cong hình chữ S là sự tri ân và biết ơn những người đã ngã xuống vì hòa
bình và độc lập của Tổ quốc:
Tháng
Bảy lại về!
Tháng
Bảy gợi nhắc niềm vui và nỗi đau!
Tháng
Bảy gợi nhắc những người một thời cầm súng đánh giặc giải phóng đất nước, nhớ
về những kỷ niệm; nhớ về một thời Máu và Hoa.
Hoa
rực rỡ sắc màu! Nhưng màu Hoa ấy đã nhuộm biết bao Máu của đồng đội chúng ta! (Vương Khả Sơn)
Sự hi sinh anh dũng của triệu triệu thế hệ
cha ông đi trước đã làm lên những chiến thắng ròn rã của Cách mạng tháng Tám,
Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đại thắng mùa Xuân năm
1975 - non sông thu về một mối… Như Bác Hồ từng nói: "Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự
hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự
do".
Đằng
sau mỗi tin thắng trận từ chiến trường là niềm đau bởi trong cuộc chiến đấu
này, nhiều chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia
đình liệt sĩ, anh em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo. Đầu năm
1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được
thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch
là hội trưởng danh dự của hội. Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ
chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch
đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp
ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc
vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người
đang mặc để tặng binh sĩ.
Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc
bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng
lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó
khăn, thiếu thốn. Đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và
đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng” là trăn trở của Bác Hồ. Trong
tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về
công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất
của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 6/1947, đại
biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn
thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam , nhà thông
tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về
công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày
nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất
trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ. Từ đó đến nay, ngày 27/7 hàng năm trở thành “Ngày
thương binh, liệt sĩ” – ngày toàn dân cùng
thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn, là dịp để đồng bào cả nước thể hiện
tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công
với đất nước.
Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình,
nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Hàng
năm, cứ đến ngày 27/7, đồng bào cả nước lại nhớ về những người lính đã quên
mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước bằng lòng biết ơn, sự
kính trọng lớn lao. Ngày những người còn sống mãi mãi không được quên và nhìn
lại những việc làm thiết thực trong suốt năm để thể hiện lòng tri ân, coi việc
mình làm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh là làm thay những người con ưu tú
đã hi sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam .
Đảng, Nhà nước và các tầng lớn nhân dân
luôn khắc sâu công lao của các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, gia đình
có công với cách mạng. Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ
người trồng cây”. Hướng tới kỷ niệm 67 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947
- 27/7/2014) Đảng, Nhà nước đã làm hết sức để tri ân những người có công với
đất nước, những chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần đối với người có
công cũng như gia đình và con em của họ. Nhiều cuộc vận động, phong trào hoạt
động hướng đến chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách,
thương, bệnh binh đã đi vào đi vào cuộc sống, trở thành việc làm thường xuyên,
được đông đảo cán bộ, nhân dân hưởng ứng tích cực. Đây cũng là dịp để hun đúc
truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi
trẻ hôm nay may mắn được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, độc lập tự do của
dân tộc; được học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Mỗi bạn trẻ luôn
tự hào và vô cùng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh
đã không tiếc máu xương vì Tổ quốc. Từ đó ra sức rèn đức luyện tài, chung
sức, chung lòng, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức, luôn tiếp nối
truyền thống hào hùng của những lớp người đi trước, nêu cao lòng yêu nước, ý
chí quật cường, nỗ lực phấn đấu góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc
và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Thực hiện lời của Bác “thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy
sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích Tổ quốc, của đồng
bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải
biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Để ngọn nến tri ân
cháy mãi và tiếp tục được thổi bùng thành ngọn lửa trong mỗi người thì
tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một
lễ kỷ niệm mà cần hơn là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia
đình con em những người đã hi sinh, mang thương tật vơi bớt khó khăn trong cuộc
sống.
Theo Phỗng
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét