Quân đội Trung Quốc công bố tiến hành một loạt cuộc tập trận quy mô kéo dài trong 3 tháng, trong đó có các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở 4 vùng biển, gồm cả Vịnh Bắc Bộ, với sự tham gia của nhiều đơn vị và quân khu.


Thấy gì từ đợt tập trận bắn đạn thật ồ ạt của Trung Quốc?


Theo hãng tin AFP, đây là phản ứng đối với cuộc tập trận quân sự chung được tổ chức giữa Mỹ, Ấn và Nhật ngoài khơi bờ nam của Nhật từ 25/7 đến 30/7.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Quân ủy Trung ương Trung Quốc gần đây đã phê chuẩn cuộc tập trận Huoli-2014 (Hỏa Lực 2014), bao gồm 10 cuộc tập trận quân sự liên khu từ tháng 7 đến tháng 9 và huy động 7 quân khu, lực lượng không quân, 4 trường chuyên nghiệp, nhiều căn cứ và trường bắn.
Cuộc diễn tập kéo dài 3 tháng trùng với một cuộc diễn tập kéo dài 2 tháng khác có tên Kuayue-2014 Zhurihe đang diễn ra ở Nội Mông từ tháng 7.
Quân đội Trung Quốc đã ra lệnh tiến hành cuộc diễn tập Huoli-2014 càng giống với một cuộc chiến thật càng tốt và loại bỏ các yếu tố nghi thức như kế hoạch trận chiến, diễn tập thử, kéo cờ, tìm hiểu trước địa hình gần mục tiêu. Yếu tố này cũng được áp dụng trong cuộc diễn tập Kuayue-2014 Zhurihe.
Ngoài ra Trung Quốc cũng công bố một cuộc diễn tập bắn đạn thật ở Hoa Đông từ 12h-16h hàng ngày từ 29/7-15/8.
Ngoài cuộc tập trận bắn đạn thật ở Hoa Đông dự kiến diễn ra vào ngày mai, Trung Quốc còn tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở Bột Hải và Hoàng Hải từ 16h ngày 25/7 đến 16h ngày 1/8 và Vịnh Bắc Bộ, gần Việt Nam từ 8h-18h hàng ngày, từ ngày 26/7-1/8.
12 sân bay gần quân khu Nam Kinh và Tế Nam đã được lệnh giảm 25% số chuyến bay trong thời gian diễn ra Huoli-2014. Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra tuyên bố cho hay, giới chức hàng không quân và dân sự sẽ tiến hành các bước nhằm giảm thiểu tác động của các cuộc tập trận mới.
Tờ Tin tức Bắc Kinh ngày hôm qua dẫn lời Trương Quân Xã, nhà nghiên cứu Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc cho rằng sự trùng hợp về thời gian của các cuộc diễn tập bắn đạn thật này chỉ là “tình cờ”.
Song các cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang mở rộng tầm với của hải quân nước này và sử dụng sức mạnh này để khẳng định cho các tuyên bố chủ quyền ở khu vực. Tàu Trung Quốc và Nhật thường xuyên “chạm trán” ở ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp giữa hai nước trên Hoa Đông. Trong khi đó, Trung Quốc đã bị phản đối mạnh mẽ khi cho hạ đặt giàn khoan nước sâu trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng năm. Philippines cùng tìm đến tòa án trọng tài Liên hợp quốc trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Suh Jin Young, giáo sư danh dự về chính trị Trung Quốc tại Đại học Hàn Quốc, Seoul, cho rằng, điều khác với trước đây là Trung Quốc đang thực hiện tuyên bố chủ quyền của mình theo một cách ầm ĩ hơn, khiến Trung Quốc có vẻ như đang làm gia tăng căng thẳng quân sự.
“Nhưng trong mắt Trung Quốc, căng thẳng là do Mỹ, Nhật khởi xướng và Trung Quốc nghĩ rằng họ chỉ đang làm những gì họ thường làm.”
Các chuyên gia quân sự cũng cho rằng các cuộc diễn tập ồ ạt trên, trong đó có cuộc tập trận ở Hoa Đông, là nhằm chứng tỏ quan điểm cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật, một đồng minh của Mỹ, và trùng với thời điểm kỷ niệm 120 năm chiến tranh Trung-Nhật lần đầu tiên.
Cũng nói về cuộc tập trận ở Hoa Đông, Ni Lexiong, giám đốc trung tâm nghiên cứu chính sách quốc phòng tại Đại học Khoa học chính trị và Luật Thượng Hải, cho rằng cuộc tập trận quy mô ở trong vùng biển phía đông nước này là rất hiếm và là một lời “cảnh báo” tới Nhật.
Hãng thông tấn Nhật Asahi Simbun nhận định thời gian tập trận kéo dài như trên là chưa từng có tiền lệ và là nhằm củng cố khả năng chiến đấu thực sự của quân đội Trung Quốc.
(Theo http://dantri.com.vn/)

Trong chuyến thăm TQ cuối tuần, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã thẳng thừng chỉ trích TQ trong cách hành xử với những nước láng giềng nhỏ hơn xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.  

Tờ Diplomat dẫn nguồn tin từ mạng Fortune rằng, cựu tổng thống Mỹ đã ở Quảng Châu hôm thứ sáu và có bài phát biểu tại một hội nghị do Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương tổ chức. Trong lúc hỏi đáp với người sáng lập tập đoàn này là Yan Jiehe, ông Clinton đã được yêu cầu đưa ra quan điểm về những diễn biến trong tranh chấp của TQ với các nước châu Á ở Biển Đông và Hoa Đông.
TQ, Mỹ, Biển Đông, tranh chấp, chủ quyền, yêu sách
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: VOA
Cựu tổng thống Mỹ đã chỉ ra sự khác biệt rõ ràng về tranh chấp Trung-Nhật xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông, và tranh chấp giữa TQ với những nước Đông Nam Á tại Biển Đông. “Không nhất thiết rằng, bên tiếp cận nguồn tài nguyên ở Hoa Đông Và Biển Đông cũng như các ranh giới lãnh thổ vạch ra phải giống nhau”, ông nói.
Liên quan tới tranh chấp Hoa Đông, ông Clinton cho biết: “Nếu TQ và Nhật tranh cãi về một hai hòn đảo, thì phần còn lại của thế giới có thể nhìn thấy vì chúng tôi cảm giác hai bên đang tranh cãi về chuyện nhiều hay ít hơn”.
Tuy nhiên, đề cập tới hành xử của TQ với các láng giềng như Việt Nam hay Philippines ở Biển Đông, cựu tổng thống Mỹ có cảm nhận khác biệt. Ông nói: “Quan điểm của TQ là muốn giải quyết song phương với các nước bất đồng – và thực tế các nước ấy đều nhỏ hơn TQ”, ông đề cập tới những quốc gia Đông Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông – vùng biển mà TQ đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết diện tích kể cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
Cựu tổng thống Mỹ khẳng định: “Lập trường của chúng tôi ở Mỹ là ‘chúng tôi không quan tâm giải pháp là gì, nhưng cần có một giải pháp để Việt Nam, Philippines và những nước khác không bị lấn át bởi kích cỡ khác nhau giữa họ và TQ”.
Cựu tổng thống Mỹ đang thực hiện chuyến công du 8 ngày khắp châu Á-Thái Bình Dương cho các dự án mà Qũy Clinton hỗ trợ. Chuyến đi của ông bắt đầu ở Ấn Độ và gồm các điểm đến như Indonesia, Việt Nam, Papua New Guinea và Australia. Việc ông tới thăm TQ dường như tách biệt khỏi công việc mà ông đang làm cho Sáng kiến Toàn cầu Clinton – tổ chức từ thiện phi lợi nhuận của gia đình ông.
Trong thời làm ngoại trưởng Mỹ, vợ ông là bà Hillary Clinton cũng thẳng thắn đưa ra quan điểm rằng “Mỹ có một lợi ích quốc gia” trong vấn đề Biển Đông. Đặc biệt, bà viết bài đăng trên Tạp chí Đối ngoại phân tích về chiến lược trục xoay châu Á của Mỹ và chỉ trích hành xử của TQ ở Biển Đông ở Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2010.
(Theo Thái An http://vietnamnet.vn)

Không đưa ra những dự đoán về tính chất và mức độ, song hầu hết các học giả quốc tế đều cho rằng, TQ có thể sẽ còn tiếp tục gây hấn và vi phạm chủ quyền trên Biển Đông

Những dự đoán về việc TQ sẽ còn tiếp tục "gây chuyện" ở Biển Đông được các chuyên gia, học giả quốc tế về Biển Đông không úp mở mà thẳng thắn nêu tại hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển VN" diễn ra tại TP.HCM ngày 26/7.
Biển Đông, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, ASEAN, đường lưỡi bò, chủ quyền, UNCLOS, COC, DOC, đường 9 đoạn
Luật gia Veeramalla Anjaiah (Indonesia) dự báo những bước đi sắp tới của TQ trên Biển Đông
Các học giả đều chung nhận định rằng, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị quan trọng không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại quốc tế bình thường trên Biển Đông là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia.
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các học giả cho rằng việc TQ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới.
Tiếp tục hạ đặt giàn khoan
Không chỉ dự báo về việc TQ có tiếp tục đưa giàn khoan vào vùng biển của VN, các học giả cũng cảnh báo nguy cơ "sau VN thì các quốc gia khác cũng có thể bị tương tự".  
Luật gia Veeramalla Anjaiah, Phó tổng biên tập Daily Jakarta Post, Indonesia tỏ ra không nghi ngờ: “Tôi chắc chắn là TQ sẽ hạ đặt giàn khoan trở lại. Chỉ vài tháng gần đây, TQ liên tục khẳng định chủ quyền tại đất liền và vùng biển. Hơn nữa, thời gian qua, TQ thể hiện thái độ và chính sách cứng rắn khi không đồng ý bất kỳ sự thỏa hiệp nào. TQ kiên quyết bảo vệ “chủ quyền” mà TQ cho rằng đang nằm trên đường 9 đoạn đó”.
Biển Đông, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, ASEAN, đường lưỡi bò, chủ quyền, UNCLOS, COC, DOC, đường 9 đoạn
Chris Rahman mong muốn ASEAN đoàn kết để ngăn chặn tình trạng bành trướng ở Biển Đông của TQ
Nhưng không có nghĩa mọi việc sẽ dễ dàng. Không ít ý kiến nhận định, mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế, bị dư luận thế giới lên án và phản đối rất nhiều.
"Nên nếu đưa giàn khoan quay trở lại, TQ sẽ có những cách thức thực hiện khôn khéo hơn nhiều" - luật gia Veeramalla Anjaiah ám chỉ những mối lo ngầm.
Đồng quan điểm lo ngại sự trở lại của TQ trên Biển Đông, TS. Chris Rahman, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và an ninh biển Australia cho hay, trong tương lai khó biết TQ quay lại với những hành vi như thế nào.
“TQ sẽ quay lại gây hấn ở Biển Đông song không nhất thiết là VN mà có thể đến các vùng khác, các nước trong khu vực Biển Đông” - TS. Chris Rahman nhấn mạnh đồng thời việc bành trướng Biển Đông không chỉ là vấn đề khai thác khoáng sản mà TQ còn muốn khẳng định chủ quyền tuyệt đối trên đường lưỡi bò.
Kiện - cửa mở bỏ ngỏ cho VN
Các học giả vẫn lưu ý VN chuẩn bị biện pháp pháp lý trong đấu tranh bảo vệ vùng biển chủ quyền với TQ. Bởi một thực tế, TQ có hành vi xâm phạm chủ quyền VN với mức độ ngày càng gia tăng.
Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng, dù giàn khoan rút đi, VN vẫn nên khởi kiện TQ ra Tòa trọng tài quốc tế về luật biển, ngay cả khi TQ từ chối tham gia.VN cần chuẩn bị kỹ lưỡng các chứng cứ pháp lý, lịch sửđể khởi kiện khi thấy cần thiếttham khảo kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là Philippines về việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cũng như kinh nghiệm đối phó với phản ứng về chính trị, kinh tế, ngoại giao của TQ.
Một số chuyên gia, học giả đến từ Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines đã trình bày kinh nghiệm của các quốc gia sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp. GS.Hikmahanto Juwana, Indonesia cho rằng VN cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của VN.
GS.Makane Moise, Thuỵ Sỹ phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng LHQ và Toà án Công lý quốc tế để VN tham khảo.
"Quyền lực mềm ASEAN"
Các học giả thống nhất nhận định các biện pháp chính trị ngoại giao là giải pháp đặc biệt quan trọng được quy định trong luật quốc tế, cụ thể là điều 33 khoản 1 của Hiến chương LHQ, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong luật quốc tế. Chính vì vậy, phần lớn các tranh chấp quốc tế từ trước đến nay, trong đó có tranh chấp về lãnh thổ đã được các quốc gia sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết.
Nhiều học giả cho rằng, ASEAN nên giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; ủng hộ các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các học giả cũng đề cao vai trò của các đối tác ngoài khu vực trong việc hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết xung đột ở Biển Đông; là trung tâm hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN, phát huy “quyền lực mềm” của ASEAN.
Biển Đông, TQ, giàn khoan, Hải Dương 981, ASEAN, đường lưỡi bò, chủ quyền, UNCLOS, COC, DOC, đường 9 đoạn
Song song đó, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác hơn nữa nhằm thống nhất ý chí chung của khối, hành động có trách nhiệm, đúng luật pháp quốc tế để tiến tới cùng TQ ký COC để kiểm soát và giải quyết hiệu quả các tranh chấp, xung đột ở Biển Đông.
Kết thúc hội thảo, các học giả, chuyên gia VN và quốc tế đã thông qua Kết luận hội thảo, với những kiến nghị nhằm góp tiếng nói độc lập, khách quan, khoa học, đề xuất những biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(Theo Hương Giang http://vietnamnet.vn/)
Hải quân Trung Quốc đang triển khai 2 cuộc tập trận lớn trên Biển Đông và biển Hoa Đông từ ngày 26/7 – 1/8 nhằm phô trương khả năng quân sự trước Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, theo tờ Ta Kung Pao.
Trước đó, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ tiến hành các cuộc tập trận tại khu vực Vịnh Bắc bộ - hải phận phía bắc bờ biển của Việt Nam và phía nam Trung Quốc. Ngoài ra, các cuộc diễn tập quân sự tại khu vực biển Hoa Đông – nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cũng sẽ được tổ chức. 
Theo đó, Trung Quốc yêu cầu không một tàu thuyền và máy bay dân sự nào được phép hoạt động trong hai khu vực trên từ ngày 27/7 – 2/8. Tuy nhiên, những tàu thuyền hoạt động gần khu vực Bắc Kinh tổ chức tập trận, sẽ phải tuân thủ những quy định hướng dẫn của tàu hải giám Trung Quốc. 
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận trên Biển Đông năm 2010. 
Các sân bay và chuyến bay nối những thành phố phía đông bờ biển Trung Quốc như Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu, Tế Nam, Hợp Phì, Vô Tích, Ninh Ba, Thanh Đảo, Trịnh Châu và Liên Vân cảng đều phải hủy hoặc hoãn chuyến do nằm sát với vùng quân sự Nam Kinh và Tế Nam. 
Nguồn tin từ Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc nhấn mạnh các cuộc tập trận lớn sẽ vẫn được quân đội nước này tiếp tục tổ chức tới giữa tháng Tám. 
Chuyên gia quân sự thuộc Hải quân Trung Quốc Zhang Junshe cho rằng thông qua các cuộc tập trận trên Trung Quốc muốn khẳng định với những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rằng quân đội nước này có khả năng giành lại những “vùng lãnh thổ đã bị mất”. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn ngăn Nhật Bản tái diễn một cuộc xâm lược như xưa.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ta Kung Pao (Đại Công báo ), tờ báo tiếng Trung hoạt động lâu đời nhất tại Trung Quốc và đặt trụ sở tại Hồng Kông. Tờ báo đăng tải tin tức các chủ đề về chính trị, kinh tế, văn hóa và được coi là tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hồng Kông. 
(Theo http://infonet.vn)

Tháng 7 - không khí bao trùm trên mảnh đất Việt Nam cong cong hình chữ S là sự tri ân và biết ơn những người đã ngã xuống vì hòa bình và độc lập của Tổ quốc:
Tháng Bảy lại về!
Tháng Bảy gợi nhắc niềm vui và nỗi đau!
Tháng Bảy gợi nhắc những người một thời cầm súng đánh giặc giải phóng đất nước, nhớ về những kỷ niệm; nhớ về một thời Máu và Hoa.
Hoa rực rỡ sắc màu! Nhưng màu Hoa ấy đã nhuộm biết bao Máu của đồng đội chúng ta! (Vương Khả Sơn)
Sự hi sinh anh dũng của triệu triệu thế hệ cha ông đi trước đã làm lên những chiến thắng ròn rã của Cách mạng tháng Tám, Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu, đại thắng mùa Xuân năm 1975 - non sông thu về một mối… Như Bác Hồ từng nói: "Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do".
          Đằng sau mỗi tin thắng trận từ chiến trường là niềm đau bởi trong cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sĩ, đồng bào ta bị thương và hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình, góp phần chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo. Đầu năm 1946, “Hội giúp binh sĩ tử nạn” sau đổi tên “Hội giúp binh sĩ bị thương” được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác. Hồ Chủ tịch là hội trưởng danh dự của hội. Ngày 28/5/1946, “hội giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ chủ tịch đã đến dự. Ngày 7/11/1946, cũng tại nhà hát thành phố Hà Nội, buổi quyên góp ủng hộ quần áo giày mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận đã được tổ chức, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông chiến sĩ”, tại đây Hồ chủ tịch đã cởi chiếc áo rét của Người đang mặc để tặng binh sĩ.
Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng. Số người bị thương, hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng” là trăn trở của Bác Hồ. Trong tình hình ấy, Đảng và nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống tinh thần và vật chất của thương binh, gia đình liệt sĩ trong thời kỳ đầu của cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 6/1947, đại biểu của tổng bộ Việt Minh, Trung Ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung Ương đoàn thanh niên cứu quốc, cục Chính Trị Quân Đội quốc gia Việt Nam, nhà thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh liệt sĩ và thực hiện chỉ thị của Hồ chủ tịch chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, hội nghị nhất trí đề nghị Trung Ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ. Từ đó đến nay, ngày 27/7 hàng năm trở thành “Ngày thương binh, liệt sĩ” – ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý Uống Nước Nhớ Nguồn, là dịp để đồng bào cả nước thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với đất nước.
Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Hàng năm, cứ đến ngày 27/7, đồng bào cả nước lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước bằng lòng biết ơn, sự kính trọng lớn lao. Ngày những người còn sống mãi mãi không được quên và nhìn lại những việc làm thiết thực trong suốt năm để thể hiện lòng tri ân, coi việc mình làm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh là làm thay những người con ưu tú đã hi sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam.
Đảng, Nhà nước và các tầng lớn nhân dân luôn khắc sâu công lao của các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng. Thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Hướng tới kỷ niệm 67 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2014) Đảng, Nhà nước đã làm hết sức để tri ân những người có công với đất nước, những chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần đối với người có công cũng như gia đình và con em của họ. Nhiều cuộc vận động, phong trào hoạt động hướng đến chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình chính sách, thương, bệnh binh đã đi vào đi vào cuộc sống, trở thành việc làm thường xuyên, được đông đảo cán bộ, nhân dân hưởng ứng tích cực. Đây cũng là dịp để hun đúc truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ -  những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ hôm nay may mắn được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, độc lập tự do của dân tộc; được học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành. Mỗi bạn trẻ luôn tự hào và vô cùng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, các thương bệnh binh đã không tiếc máu xương vì Tổ quốc. Từ đó ra sức rèn đức luyện tài, chung sức, chung lòng, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức, luôn tiếp nối truyền thống hào hùng của những lớp người đi trước, nêu cao lòng yêu nước, ý chí quật cường, nỗ lực phấn đấu góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Thực hiện lời của Bác “thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, Vì lợi ích Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. Để ngọn nến tri ân cháy mãi và tiếp tục được thổi bùng thành ngọn lửa trong mỗi người thì tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một lễ kỷ niệm mà cần hơn là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia đình con em những người đã hi sinh, mang thương tật vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.
Theo Phỗng



Người châu Á, trong đó có người dân Trung Quốc, đang ngày càng lo ngại rằng những tranh chấp trên biển giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng sẽ dẫn đến xung đột quân sự.
Trung Quốc hung hãn đâm va, tấn công, nhiều tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực nước này hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Đông

Thông tin trên là kết quả của cuộc khảo sát tại 44 nước, do Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ thực hiện, và vừa được công bố hôm qua.
"Năm nay có tổng cộng 11 nước châu Á được khảo sát, khoảng một nửa hoặc nhiều hơn trong số này nói rằng họ lo ngại những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng sẽ dẫn đến một cuộc xung đột quân sự", AP dẫn nghiên cứu cho hay.
Người dân Philippines bày tỏ lo lắng nhiều nhất với 93% số người được hỏi cho rằng khả năng trên có thể xảy ra. Tỷ lệ này ở Nhật Bản là 85%, ở Việt Nam là 84% và Hàn Quốc là 83%.
Thậm chí tại Trung Quốc, khảo sát cho thấy 62% người dân cũng có chung suy nghĩ như trên.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, chồng lấn với các nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Gần đây, Trung Quốc ráo riết hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ "đường 9 đoạn" trên Biển Đông bằng nhiều hành động gây hấn, đẩy căng thẳng leo thang, bất chấp sự phản đối của các nước có liên quan.
Từ đầu tháng 5 đến nay, Bắc Kinh ngang nhiên hạ đặt một giàn khoan dầu khí sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời điều hàng trăm tàu và máy bay hộ tống tấn công lực lượng thực thi pháp luật và tàu cá Việt Nam trong khu vực.  
Trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh cũng có tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo kiểm soát. Tàu và máy bay Trung Quốc thường xuyên đi vào khu vực này, dẫn đến những cuộc đối đầu nguy hiểm với phía Nhật Bản.
Theo khảo sát của Pew, người Nhật Bản, Philippines và Việt Nam xem Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất, trong khi Trung Quốc cũng như Malaysia và Pakistan cho rằng Mỹ mới là mối đe dọa của họ.
Với các nước châu Á khác, bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan, Mỹ là đồng minh lớn nhất.
Có 40% số người được hỏi ở 44 nước vẫn tin rằng Washington là siêu cường của thế giới. Tuy nhiên, số người xem Bắc Kinh là siêu cường đang dẫn đầu cũng đã tăng từ 19% cách đây 6 năm lên 31%. Thậm chí, hơn một nửa cho rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ thay thế hoặc đã tiếm ngôi Mỹ. 
(Theo http://vnexpress.net/)

Trước phản ứng có phần trầm lắng của cộng đồng quốc tế về bộ phim tài liệu “Hành trình trên Nam Hải” Trung Quốc công bố từ 6 tháng trước, Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông, đã lên tiếng cảnh báo.

Giáo sư Carl Thayer cảnh báo phim tài liệu về Biển Đông của Trung Quốc
Bộ phim tài liệu gồm 8 phần với thời lượng 3 tiếng có tựa đề “Hành trình trên Nam Hải” (Tức Biển Đông) đã được đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV 4 phát sóng từ 24-31/12 năm ngoái. Với giọng đọc bằng tiếng Trung, phụ đề tiếng Anh, bộ phim cũng được đăng tải trên trang web của đài truyền hình này để quảng bá ra khắp thế giới.
Theo tờ tin tức mạng GMA của Philippines, bộ phim tài liệu hé lộ hoạt động trong bóng tối của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của mình trong các vùng biển chiến lược, do thám các nước cũng tuyên bố chủ quyền khác và dần dần duy trì được sự hiện diện vũ trang nhằm uy hiếp các nước thách thức tuyên bố chủ quyền và tham vọng bành chướng trên biển của họ.
Toàn bộ câu chuyện được kể qua con mắt của các phóng viên CCTV theo chân những nhân viên do thám của Trung Quốc, hay theo các cuộc tuần tra, các lực lượng chấp pháp, ngư dân và chuyên gia biển trong các hành trình ở Biển Đông.
Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc, một chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, cho rằng bộ phim nhằm hướng tới nhiều độc giả, không những nhắm tới độc giả trong nước của Trung Quốc mà còn là công cụ để cảnh báo chính phủ các nước đối đấu với Trung Quốc.
Trong bộ phim có đoạn một phóng viên đã hô “Chúng ta ở đây rồi! Bãi Hoàng Nham! Quốc kỳ đã được cắm lên”, sau khi cắm cờ Trung Quốc lên một bãi san hô Scarborough ngay ngoài khơi tây bắc Philippines mà Trung Quốc đã chiếm được kiểm soát từ Manila vào năm 2012.
Trong khi đó, ngay ngoài khơi Malaysia, lực lượng chấp pháp biển của Trung Quốc đã làm lễ chào cờ trên boong tàu nhằm chứng tỏ sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi cạn James, cách bờ biển gần nhất của Malaysia khoảng 80km.
Trong diễn biến nguy hiểm hơn khác, bộ phim còn chiếu rõ cảnh tàu hải giám Trung Quốc đâm vào một tàu của Việt Nam.
Những hình ảnh trên là “một dạng tái khẳng định chính phủ Trung Quốc đang ở tiền tuyến nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền của nước này ở B iển Đông”, giáo sư Thayer cho biết với tờ tin tức mạng GMA
Ông cũng cho rằng bộ phim là “thông điệp ớn lạnh tới các nước tuyên bố chủ quyền khác, rằng Trung Quốc sẽ dùng vũ lực, như đâm tàu, nhằm thực hiện cái gọi là “quyền chủ quyền” của họ”.
Theo ông, từ những hình ảnh trên, có thể thấy lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã đưa việc đâm tàu trực tiếp vào tàu đối phương vào danh sách chiến thuật của mình.
Theo giáo sư Thayer, 6 tháng sau khi bộ phim tài liệu của Trung Quốc được công bố, phản ứng của cộng đồng quốc tế “đã rất mờ nhạt”, cho thấy sự lưỡng lự của nhiều nước trong việc đối đầu với Trung Quốc.
Ông cho rằng cả khu vực, chứ không chỉ riêng các nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines, phải chú ý tới những lá cờ “gây rối” của Trung Quốc trong bộ phim – ông cảnh báo.
(Theo http://dantri.com.vn/)

Một loạt các phát ngôn tuần qua của giới chức Washington cho thấy dường như Mỹ đã không thể tiếp tục kiên nhẫn trước những hành vi khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó, một số quan chức và học giả Mỹ kêu gọi Washington điều chỉnh chiến lược ngoại giao và mạnh tay hơn đối với Bắc Kinh.

“Sự xâm lược trắng trợn và tham lam”
Nếu ai quan sát các hội thảo thường niên về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), một think-tank hàng đầu về đối ngoại của Mỹ tổ chức suốt 4 năm qua sẽ nhận ra một ngữ  hoàn toàn khác ở cuộc hội thảo lần này. Khác với sự mềm mỏng trước đây, bầu không khí căng thẳng và tông giọng cứng rắn đã được xác lập ngay từ bài phát biểu mở đầu hội thảo của ông Mike Rogers, Chủ tịch Tiểu ban Thông tin Tình báo của Hạ viện Mỹ. Trước sự có mặt của các đại biểu đến từ Trung Quốc, ông này đã không ngần ngại mô tả các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua là “sự xâm lược trắng trợn và tham lam” (nguyên văn: “glutonous, naked aggression”). Có lẽ cũng hiếm có khi nào một quan chức Mỹ lại chỉ trích Bắc Kinh với những lời lẽ thẳng thừng và quyết liệt đến vậy.
Nghị sĩ Đảng Cộng hoà cũng thẳng thắn phê phán Mỹ lâu nay đã quá mềm mỏng đối với Trung Quốc. “Xét từ khía cạnh ngoại giao, chúng ta đã bỏ qua quá nhiều điều cho Trung Quốc mà vốn chúng ta sẽ không bỏ qua cho bất kỳ nước nào khác”.
Ông Rogers kêu gọi chính quyền Mỹ cần “trực tiếp hơn và cứng rắn hơn” với Trung Quốc, hỗ trợ các đối tác và đồng minh trong khu vực nhằm “đẩy lùi” Trung Quốc, cho nước này thấy rằng họ không phải là quốc gia “bá chủ và duy nhất” ở Biển Đông. Vị nghị sĩ này cũng khẳng định Mỹ không thể để tình hình ở biển Đông xấu thêm bởi đó là lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ.
Thông điệp cứng rắn của người đứng đầu Uỷ ban Tình báo Hạ viện đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều học giả hang đầu tham dự hội thảo. TS Patrick Cronin, giám đốc cao cấp của chương trình an ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh mới (CNAS) cũng kêu gọi Washington có chính sách ngoại giao mạnh tay hơn đối với Bắc Kinh. Ông này cho rằng Mỹ đang bắt đầu nghiêm túc hơn trong việc xem xét các chiến lược trừng phạt Trung Quốc nhằm đẩy lùi chiến lược “cưỡng ép có chọn lọc” của nước này trên Biển Đông. “Chúng ta cần cho lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng các thay đổi đơn phương và sử dụng vũ lực là không thể chấp nhận” - ông này nói.
Mỹ, Trung Quốc, biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ông Dương Khiết Trì, ủy viên quốc vụ viện TQ tại Bắc Kinh.Ảnh: Nytimes
Những lời kêu gọi xem xét lại chiến lược ngoại giao của Mỹ với Bắc Kinh cho thấy Mỹ đã mất kiên nhẫn đối với Trung Quốc và ngày càng có giọng điệu cứng rắn hơn trong những tháng gần đây. Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua nghị quyết mang mã số S.RES.412 về biển Đông yêu cầu Trung Quốc trả lại nguyên trạng trước ngày 1-5-2014. Trước đó, tờ Financial Times trích lời một quan chức chính quyền Mỹ giấu tên cho biết Lầu Năm góc đang cân nhắc các chiến thuật quân sự mới để ứng phó hiệu quả hơn đối với chiến lược “cây gậy nhỏ” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Khoảng cách từ lời lẽ cứng rắn đến hành động thực tế
Mặc dù ngày càng có nhiều quan chức và học giả Mỹ kêu gọi Mỹ mạnh tay hơn đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, giới quan sát quốc tế vẫn hoài nghi về khả năng Mỹ sẽ thực sự hành động thay vì chỉ nói cứng như lâu nay.
Mối nghi ngờ này là có cơ sở khi xét về cục diện quốc tế hiện tại. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng nổi dậy ở Iraq, tình hình bất ổn ngày càng gia tăng ở Ukraine buộc Mỹ dù miễn cưỡng vẫn phải căng sức lo cho an ninh ở Trung Đông và châu Âu. Khó có khả năng Mỹ triển khai thêm lực lượng tới Biển Đông trong bối cảnh này.
Quan trọng hơn, Mỹ đứng trước tình thế lưỡng nan tại Biển Đông. Một mặt, Mỹ muốn duy trì nguyên tắc trung lập, không đứng về bên nào bởi họ e ngại phải trả giá đắt nếu can dự trực tiếp vào các tranh chấp chủ quyền hay biến Biển Đông thành vấn đề chính trong quan hệ Mỹ - Trung. Mặt khác, nếu Washington không hành động để kiềm chế sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, uy tín, ảnh hưởng và vị thế lãnh đạo của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ bị xói mòn nghiêm trọng. Giải quyết mối mâu thuẫn giữa duy trì nguyên tắc trung lập và can dự tích cực hơn vào các nỗ lực kiểm soát căng thẳng trong tranh chấp đang là bài toán đau đầu của Washington khi mà Trung Quốc không ngừng leo thang khiêu khích.
Thế lưỡng nan này thể hiện rõ ngay ở kết quả cuộc mô phỏng phản ứng của Mỹ đối với một cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc ở Trường Sa, được tổ chức tại hội thảo Biển Đông. Trong một kịch bản giả tưởng, các tàu hải giám Trung Quốc bao vây tàu Philippines để trả đũa cho một vụ bắt giữ ngư dân nước này. Các học giả đóng vai Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia. Những nhân vật này bàn thảo suốt một giờ đồng hồ về các giải pháp để trình lên Tổng thống. Kết quả cuối cùng: họ đề xuất sử dụng ngoại giao hậu trường – thông báo cho Bắc Kinh trong cuộc họp kín rằng Mỹ sẽ sử dụng lực lượng để hỗ trợ đồng minh. Không ít cử toạ nghi ngờ động thái này có thể có tác dụng răn đe hiệu quả đối với Bắc Kinh.
Vẫn còn quá sớm để khẳng định về một bước chuyển hướng quyết liệt của Washington trong cách tiếp cận đối với Trung Quốc. Song các chiến lược gia Hoa Kỳ đang ngày càng nhận thức rõ ràng về mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng ý thức được rằng nếu Mỹ chỉ nói mà không làm thì cái gọi là “chiến lược tái cân bằng” hay “xoay trục” về châu Á mà Mỹ ra sức quảng bá lâu nay sẽ chỉ biến thành trò đùa. Ngày càng có nhiều tiếng nói, đặc biệt trong Quốc hội Mỹ kêu gọi đã đến lúc chính quyền Mỹ cần đưa ra một kế hoạch rõ ràng, xác đáng để xác lập vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực đang rơi vào bước ngoặt đầy nguy hiểm.
Nói như cây bút bình luận của Bloomberg, William Pesek, sự hung hăng của Trung Quốc đã trao cho Obama một cơ hội thứ hai và lịch sử sẽ chỉ trích ông nếu không nỗ lực hơn nữa để tăng cường ảnh hưởng đối với châu Á.
Về phần mình, không một nước nào trong khu vực muốn thấy mình bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh quyền lực giữa hai ông lớn Mỹ - Trung. Bài học lịch sử đã quá thấm thía cho những nước nhỏ khi phải lựa chọn đi với bên này hay bên kia. Điều họ mong muốn từ Mỹ là một cam kết đối với sự phát triển và thịnh vượng lâu dài của châu Á và một cân bằng lực lượng tốt hơn để kiềm chế những hành vi gây bất ổn của Trung Quốc.
(Theo http://vietnamnet.vn)

Với số phiếu thuận tuyệt đối Thượng nghị viện Hoa Kỳ hôm 10-7 đã thông qua Nghị quyết S. Res 412 lên án những hành vi của Trung Quốc gây hấn trên biển Đông, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và phục hồi nguyên trạng của vùng biển này như trước ngày 1-5-2014.
Nghị quyết S. Res 412 “Về sử dụng hợp pháp vùng biển châu Á-Thái Bình Dương” đưa ra 4 yêu cầu của Thượng viện Hoa Kỳ và xác lập 5 chính sách của Hoa Kỳ tại khu vực này:
Theo nghị quyết, Thượng viện Hoa Kỳ
1- Lên án tất cả những hành động chèn ép, sử dụng vũ lực để ngăn cản quyền tự do hoạt động trong không phận quốc tế nhằm thay đổi hiện trạng hoặc gây mất ổn định vùng châu Á-Thái Bình Dương
2- Thúc giục Trung Quốc kiềm chế, không thực thi Vùng nhận dạng phòng không Đông Á (East Asia ADIZ) đã công bố, kiềm chế không có những hành vi gây hấn tương tự ở những nơi khác trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.
3- Khen ngợi Nhật Bản và Hàn Quốc đã kiềm chế, và
4- Kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 và những lực lượng hàng hải đi kèm ra khỏi vị trí hiện thời, kiềm chế không thực hiện những thủ đoạn hàng hải trái ngược với Công ước về Quy định quốc tế nhằm ngăn ngừa xung đột trên biển, trả biển Đông trở về trạng thái như đã từng tồn tại trước ngày 1-5-2014.
Người dân TPHCM tuần hành đòi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ảnh: Văn Nam.
Về xác lập chính sách, Thượng viện Hoa Kỳ
1- Ủng hộ các đồng minh và đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
2-  Phản đối những yêu sách chủ quyền đụng chạm đến quyền, tự do, và việc sử dụng hợp pháp vùng biển.
3- Xử lý tranh chấp mà không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
4- Ủng hộ sự phát triển các định chế khu vực để xây dựng sự hợp tác và tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế, và
5- Bảo đảm tính liên tục của các hoạt động của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với quyền tự do lưu thông hàng hải và việc sử dụng phù hợp với luật pháp quốc tế vùng biển và vùng trời khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đối với việc giải quyết một cách hòa bình theo con đường ngoại giao những tuyên bố và tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải trong khu vực.
Nghị quyết được các thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đồng thuận với số phiếu thuận tuyệt đối.
Nghị quyết được đề xuất và bảo trợ vào giữa tháng 5-2014, một tuần sau khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông – bởi một nhóm các nghị sĩ tên tuổi của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, gồm các Thượng nghị sĩ (TNS) Robert Menendez (Dân chủ, New Jersey), Marco Rubio (Cộng hòa, Florida), Ben Cradin (Dân chủ, Massachusette), Jim Rich (Cộng hòa, Idaho), John McCain (Cộng hòa, Arizona), Patrick Leahy (Dân chủ, Vermont), Diane Feinstein (Dân chủ, California), John Cronyn (Cộng hòa, Texas)
So với dự thảo nghị quyết đề xuất hồi tháng 5-2014, bản nghị quyết S. Res 412 được Thượng viện Hoa Kỳ chính thức thông qua chỉ có một sửa đổi nhỏ nhằm minh định rằng Nghị quyết này không được coi là một lời tuyên chiến hoặc phê chuẩn việc sử dụng vũ lực.
“Hành động mới đây của Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu khí, được hộ tống bởi nhiều tàu thuyền, kể cả tàu quân sự, vào vùng tranh chấp ở biển Đông ngoài khơi Việt Nam – cùng những chiến thuật gây hấn mà các tàu thuyền Trung Quốc sử dụng sau đó, kể cả việc đâm chìm các tàu thuyền Việt Nam – là chuyện gây rắc rối sâu sắc. Những hành động này đe dọa việc lưu chuyển tự do của thương mại toàn cầu trong một khu vực thiết yếu. Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc về một vùng nhận dạng phòng không hồi tháng 11 năm ngoái và việc gây rối vẫn đang diễn ra với các tàu thuyền Nhật Bản chung quanh một vùng lãnh thổ do Nhật Bản quản lý trên biển Hoa Đông cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về cách tiếp cận của Trung Quốc trong vấn đề an ninh khu vực”, Nghị quyết khẳng định
Nguyên văn nghị quyết S. Res 412 (tiếng Anh) có thể xem tại đây.
(Theo nguyentandung.org)

Ngày 12-7 Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết tại xã Quảng Phú (Quảng Trạch) có thuyền đánh cá cùng 7 ngư dân hiện đang bị Trung Quốc giữ lại tại đảo Hải Nam.
Tàu cá QB 93256TS do anh Nguyễn Văn Thành làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng các ngư dân Nguyễn Anh Hùng, Lê Chí Thanh, Nguyễn Văn Hoàng, Trần Văn Thủy (xã Quảng Phú), Nguyễn Văn Hiểu, Trần Minh Tuấn (xã Quảng Xuân) được chi cục này xác nhận bị Trung Quốc bắt giữ. Hiện đơn vị này cùng các cơ quan chức năng xác minh tàu cá cùng các thuyền viên trên lúc bị bắt giữ nằm ở tọa độ nào. Nguyễn Thanh Minh, nhân viên trực đài canh của Chi cục  khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, các tàu cá khác về thuật lại bị nhiều tàu chức năng và máy bay Trung Quốc vờn đuổi một tốp tàu của ngư dân Việt Nam, và tàu của anh Thành đã không may bị bắt giữ.


Bà Nghĩa (bìa trái) cùng vợ của các thuyền viên lo lắng gần nửa tháng nay không biết các ngư dân như thế nào.
Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Bình cho biết, qua xác minh các nguồn tin thì tàu cá này bị Trung Quốc bắt giữ. Ngư dân ở đây nhiều khi theo luồng cá đã điều khiển tàu cách đảo Hải Nam từ 20-30 hải lý. Các tài liệu từ Chi cục bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cũng cho thấy nhiều khi tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc cũng mon nen cách bờ biển Quảng Bình 5 hải lý và chỉ bị xua đuổi một cách nhân đạo.
Cùng ngày, bà Nguyễn Thị Nghĩa (59 tuổi), mẹ của thuyền trưởng Nguyễn Văn Thành cho biết, gia đình rất khó khăn, vay mượn khắp nơi để mua chiếc tàu gần 800 triệu đi đánh bắt xa bờ. Đi chuyến đầu tiên thì bị bắt giữ ngày 20-6-2014, đến ngày 31-6 thì xã và thôn về báo với cả nhà là tàu và các anh em trên tàu đã bị Trung Quốc bắt. Bà Nghĩa cho biết thêm, hôm 11-7, một nhân viên ngoại giao Việt Nam làm việc ở Trung Quốc đã gọi điện thoại về gia đình bà thông báo cho biết các thuyền viên hiện ở trên tàu trong một cảng ở Nam Hải và bị cấm không được rời khỏi tàu cá. Lương thực và nước uống vẫn đảm bảo, sức khỏe bình thường, không bị đánh đập hoặc hành hung về thể xác cũng như tinh thần.
Chính quyền địa phương xã cùng một số cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi bước đầu đối với gia đình chủ tàu này.Ông Võ Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết: “Lãnh đạo xã biết thông tin qua kênh ngoại giao của tỉnh và các xác minh từ đồn biên phòng Roòn rồi về thông báo, động viên gia đình các ngư dân về mặt tư tưởng. Phía Trung Quốc họ thông báo sự việc tàu cá trên qua kênh ngoại giao”.
Ông Đậu Minh Ngọc, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch thông tin: “Lãnh đạo huyện đã rất chú ý về tàu cá và các ngư dân này. Chúng rôi rất nhanh chóng nhờ cục lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam có các hoạt động tích cực để đưa ngư dân về nước sớm nhất có thể khi xác định đó là tàu cá của địa phương”.
Theo tìm hiểu của PV Báo SGGP, hiện các kênh ngoại vụ của tỉnh Quảng Bình đang tích cực liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để áp dụng các biện pháp bảo hộ các ngư dân này.
(Theo nguyentandung.org)

(NLĐO)- Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg tuyên bố bản đồ "10 đoạn" mới xuất bản của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế.

“Trên bản đồ ‘đường 10 đoạn’, các yếu tố cơ bản giống như trong 'đường 9 đoạn' vốn không căn cứ theo luật pháp quốc tế liên quan đến vấn đề này. Nó là thứ gì đó mà Trung Quốc tạo ra từ những lý do lịch sử của họ, nhưng chúng tôi không hiểu căn cứ gì trong đó" - ông Philip Goldberg phát biểu trước Hiệp hội Hiến pháp Philippines ở thành phố Makati hôm 26-6.

Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg. Ảnh: manila.usembassy.gov
Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg. Ảnh: manila.usembassy.gov
Vị đại sứ Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với Manila trong việc phản đối Bắc Kinh thay đổi hiện trạng trên biển Đông. Ông cho rằng việc Bắc Kinh cải tạo bất hợp pháp đảo nhân tạo rõ ràng không được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và những nỗ lực của một quốc gia xâm phạm vùng biển hợp pháp của nước khác cần phải bị vạch trần.
“Chúng tôi cho rằng cần có bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông và bộ quy tắc đó phải mang tính bắt buộc chứ không chỉ tồn tại dưới dạng một văn bản mà các bên nhất trí quan sát. Văn bản đó cần có giá trị răn đe” – ông Goldberg nói.
Cùng ngày, Phát ngôn viên Tổng thống Philippines Edwin Lacierda lên tiếng phản pháo tuyên bố trước đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Philippines và Nhật Bản “đổ thêm dầu vào lửa” trong vấn đề căng thẳng khu vực.
Trên tài khoản Twitter, ông Lacierda tuyên bố Trung Quốc mới là kẻ gây rối trong tất cả những cáo buộc nhằm vào Philippines.Trước đó, hôm 25-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh chỉ trích cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Benigno Aquino III và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe một ngày trước đó và hối thúc hai nước này “chấm dứt hành động gây phiền toái”.
Được biết, trong cuộc gặp nói trên, Tổng thống Benigno bày tỏ sự đồng tình với kế hoạch mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản. Ông ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Abe về việc nới lỏng hiến pháp nhằm cho phép quân đội nước này không chỉ bảo vệ Nhật mà cả các đồng minh trong trường

    Đỗ Quyên (Theo Interaksyon, Philstar)
Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

LƯU TRỮ

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem