Nhiều học giả quốc tế tiếp tục lên tiếng chứng minh luận điệu chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là thiếu thuyết phục.
Không có bằng chứng thuyết phục
Theo đó chuyên gia Bill Hayton từng kêu gọi giới học giả đưa ra những bằng xác thực yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, ông đã nhận được ý kiến từ Tiến sĩ Li Dexia và Tan Keng song bằng chứng mà ông nhận được xem là không thuyết phục.
Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu này vẫn không thể chứng minh Trung Quốc khẳng định chủ quyền với bất kỳ hòn đảo cụ thể nào trên Biển Đông trước năm 1909. Ngoài ra, những lập luận của hai học giả Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng xác minh. Thậm chí, một số lời xác nhận còn không đúng sự thật.
"Vậy giới quan chức cận đại của Trung Quốc đã dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra tuyên bố chủ quyền với các khu vực trên Biển Đông? Không có bằng chứng nào cho thấy nhà thám hiểm Trịnh Hoà hay các đô đốc dưới thời nhà Minh đưa ra những yêu sách trên. Điều này tương tự với đội quân viễn chinh Mông Cổ cách đó 100 năm", bài viết của Bill Hayton nêu rõ.
Trên tờ The Nation (Thái Lan), tác giả Hayton cũng khẳng định điều chắc chắn là nhiều văn bản cổ của Trung Quốc có đề cập tới cụm từ “quần đảo” nhưng nó lại không chỉ đích danh vùng đất nào cụ thể cũng như không thể là bằng chứng để chứng minh Trung Quốc đã phát hiện và tuyên bố chủ quyền.
Tác giả Hayton đặc biệt quan tâm tới những “cột mốc đá” trên quần đảo Trường Sa được các quan chức Trung Quốc và hải quân Trung Quốc tới đảo Duy Mộng dựng lên vào các năm 1902 và 1907. Ông Hayton đã tìm hiểu về các sự kiện này và khẳng định không có một bằng chứng nào chứng thực hai sự kiện này đã diễn ra. Vậy Tiến sĩ Li và Tan đã dựa vào căn cứ nào để đưa ra những lời khẳng định trên?
Khi nghiên cứu sâu hơn tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, ông Hayton càng nhận thấy rằng những lập luận của Bắc Kinh đều dựa trên những lời khẳng định không có căn cứ và được lặp đi lặp lại hàng thập kỷ qua để thuyết phục dân chúng Trung Quốc mà không có bất cứ bằng chứng chính xác nào.
Ông Hayton cho biết ông sẵn sàng chấp nhận rằng người châu Âu đã đặt tên khu vực địa lý theo cách gọi của địa phương nhưng trong trường hợp này, tác giả cho rằng điều ngược lại đã xảy ra (tức Trung Quốc đặt tên các đảo, quần đảo theo cách gọi từ tiếng Anh). Ông Hayton cũng thách thức các học giả Trung Quốc khi tuyên bố rằng sẽ "chấp nhận rằng nhận định của mình là sai" miễn sao hai học giả Trung Quốc đưa ra được bằng chứng xác minh.
Dù không có bằng chứng thuyết phục nhưng thời gian qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông
Dù không có bằng chứng thuyết phục nhưng thời gian qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông
Học giả Trung Quốc cũng phản đối
Trước đó, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc cũng thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Học giả Lê Oa Đằng viết: Trung Quốc có thực sự có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với Nam Hải hay không? Hãy để sự thật lên tiếng. Trung Quốc thực tế đã “phát hiện” Nam Hải từ triều Hán; nhưng Nam Hải không phải do người Trung Quốc phát hiện sớm nhất, mãi đến đời Tần Trung Quốc mới đến Nam Hải; còn trước đó từ rất lâu, tộc người Bách Việt sinh sống ở vùng Quảng Đông và bán đảo Đông Dương đã sinh sống ven Nam Hải.
Nếu nói ai “phát hiện” ra Nam Hải thì người Việt Nam có tư cách hơn chúng ta, vì họ là hậu duệ trực hệ của người Bách Việt, và cũng là quốc gia duy nhất được xây dựng bởi chủ thể là các hậu duệ của tộc người Bách Việt.
Học giả Lê Oa Đằng khẳng định: Các sách, sử liệu của Trung Quốc từ đời Tống trở về trước đều “rất khó xác định người Trung Quốc đã biết đến Tây Sa (Hoàng Sa) hay chưa, chứ đừng nói tới Nam Sa (Trường Sa). Ví dụ sách “Dị vật chí” đời Đông Hán mà Trung Quốc hay nhắc tới niên đại có ý kiến cho rằng thực ra nó được viết vào đời nhà Ngô sau này, viết: “Trướng Hải Kỳ Đầu, nước nông có nhiều đá có từ tính, từ thạch”.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng: Trướng Hải chính là Nam Hải, Kỳ Đầu chính là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phán đoán đó đã phạm sai lầm tối thiểu về mặt lô-gic “lấy cá thể thay cho tổng thể”. Mấy chữ đó không thể chứng minh được những địa danh đó ở nơi nào, cũng chẳng có bài viết nào của Trung Quốc chỉ ra rằng chúng ở đâu.
Sự thật là, những ghi chép đầu tiên giúp xác định Tây Sa (Hoàng Sa) lại do người Chiêm Thành cung cấp. Theo ghi chép trong sách “Tống hội yếu”, năm 1018, sứ giả Champa đi sứ Trung Quốc có nói (dịch nghĩa): “Chúng tôi đến Quảng Châu, thuyền bị gió thổi trôi đến Thạch Đường, đi mãi mới đến được đây. Thạch Đường trên biển cách Nhai Châu 700 dặm, chìm dưới nước 8-9 thước”.
Qua miêu tả cho thấy, Thạch Đường chính là quần đảo Hoàng Sa. Do đoạn văn tự này do người Trung Quốc ghi lại, nên các chuyên gia Trung Quốc liền cho rằng đó là một chứng cứ lịch sử cho thấy Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng họ cố tình không chịu hiểu là: phía Trung Quốc chỉ là người ghi chép lại, còn người Chiêm Thành mới là bên cung cấp thông tin, sự việc được ghi lại chính là: người Chiêm Thành đã đến quần đảo Hoàng Sa.
"Chính vì vậy, nếu lấy ghi chép trong sử liệu làm chuẩn, người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa sớm nhất, Vương quốc Champa là một bộ phận của Việt Nam ngày nay. Xét về quan hệ kế thừa chủ quyền, chính người Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa đầu tiên", tác giả Oa Đằng viết.
(Theo http://baodatviet.vn/)

0 Nhận xét:

Flag Counter

Sự Thật và Dối Trá

Sự Thật và Dối Trá

XEM NHIỀU

bunhinrom007@gmail.com. Được tạo bởi Blogger.

Lượt Xem